Text Box: TIN VUI

 

 

 

Web site:www.tinvui.org E-mail : bantreconggiao@yahoo.com

Text Box: Số 44 CN 30.07.2006

 

 

 

Mục lục

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN  NĂM B   Ngày 30/07/2006.

CÔ ĐƠN..

Hội trại Anrê phú Yên lần 3 (25-26/07/2006)

Tường thuật về Đại Hội Giáo Lý Viên tại TGP Saigòn.

LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ TRÙNG TU MẸ TÀPAO..

LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC TẠI GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG..

SỐNG TINH THẦN TỬ ĐẠO HÔM NAYKÍNH NHỚ THÁNH TỬ ĐẠO..

Bài giảng trong thánh lễ ngày Hội Trại An rê Phú Yên.

NỮ TU HIỀN THÊ CỦA ĐỨC KITÔ..

Ngày 1 tháng 8 : THÁNH ANPHONG, GIÁM MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH..

HUẤN THỊ SỐ 5 (03-2001)

MỘT NGÀN NĂM LỊCH SỬ..

BIẾN CỐ XUẤT HÀNH..

NHỮNG GÌ TUỔI THANH THIẾU NIÊN QUAN TÂM VÀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA PHỤ HUYNH..

KHI NGƯỜI CHỒNG THẤT NGHIỆP.

TẤM HÌNH CỦA MẸ..  

 

 

Text Box: SỐNG LỜI CHÚA

  

 


 

 

 CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN  NĂM B

  Ngày 30/07/2006

 

HÃY ĐẶT CUỘC ĐỜI VÀ NHỮNG KHẢ NĂNG BẠN CÓ

TRONG TAY CHÚA

 

 

Tin mừng  Ga 6,1-15

 

Thế giới ngày hôm nay được mệnh danh là thế giới của tiến bộ, của khoa học kỹ thuật, của giàu sang và xa xỉ. Nhưng thực tế cho thấy một phần ba nhân loại còn sống trong nghèo đói, thiếu ăn, và số dân này thuộc các nước châu Phi và châu Á. Trong khi các nước giàu có dư thừa thực phẩm, thậm chí họ còn đổ xuống biển hàng vạn tấn lương thực vì quá “dát” hay vì để giữ giá nông sản, thì tại các nước nghèo, dân chúng phải thiếu thốn, đói khổ. Trước thực tế phũ phàng ấy, nhiều người đã lên tiếng phản đối, đã lập hội đấu tranh, hoặc nhiều người khác lại buông xuôi, phó mặc và đổ cho tại xã hội, tại cơ chế của nền kinh tế tự do .v.v.. nhất là giới trẻ hôm nay dễ đi đến chỗ bi quan, thất vọng trước tương lai xã hội.

 

Lời Chúa hôm nay là lời giải đáp đích thực và rõ ràng mà Chúa dành cho chúng ta. Chúa thấy trước nhu cầu ăn uống của dân chúng, vì họ đã theo nghe Chúa giảng mấy ngày liền, trời đã về chiều mà lại ở nơi hoang vắng, Chúa liền bảo các môn đệ tìm cái gì cho họ ăn. Môn đệ đã làm hết sức mình, là đi dò la, gom góp xem ai có gì không. Một em bé đã góp dâng năm chiếc bánh và hai con cá. Đây là số lương thực ít ỏi dành cho một người. Thế mà Chúa đã dùng số ít có sẵn này để biến thành nhiều nuôi 5.000 người đàn ông không kể đàn bà con trẻ ăn một bữa no nê.

 

Vấn đề đặt ra là: Thiên Chúa là Đấng quyền năng, sao Ngài lại cần có năm chiếc bánh và hai con cá? Thực ra Chúa có thể dùng quyền năng phán một lời liền có bánh nuôi dân thỏa thuê như xưa Chúa đã ban Man-na nuôi dân trong sa mạc. Nhưng ở đây Chúa đã muốn cho các tông đồ và con người góp phần cộng tác với Chúa để lo cho dân chúng. Sự góp phần góp sức của con người là cần thiết, chớ không quan trọng là nhiều hay ít. Chúa sẽ bù đắp cho, Chúa sẽ nhân lên gấp bội phần đóng góp của chúng ta. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong một bài phát biểu với thanh niên tại Scotland năm 1982 đã nói: “Giờ đây tôi xin nhấn mạnh chủ điểm này: Cậu bé trong Phúc Am đã trao cho Chúa tất cả khả năng cậu có để rồi Chúa thiết đãi đám dân 5.000 người thật lạ lùng mà đồ ăn vẫn còn dư. Đời sống của các bạn cũng y như thế. Nếu phải một mình đối đầu với những thách đố, khó khăn của cuộc sống các bạn sẽ cảm thấy mình không đủ khả năng và lo sợ trước viễn cảnh tương lai. Nhưng tôi xin nói với các bạn điều này. Hãy đặt cuộc đời bạn trong tay Chúa, Ngài sẽ chấp nhận và chúc lành cho các bạn và sẽ biến đổi cuộc đời bạn một cách tốt đẹp hơn, vượt mọi kỳ vọng lớn lao nhất của các bạn”.

 

 Các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại tâm hồn mình và xem xét chúng ta đang đặt bao nhiêu phần trăm cuộc sống và khả năng của mình để thực hiện theo ý Ngài.

 

Bất cứ chúng ta trao tặng ai điều gì như thời giờ – tài năng – lời cầu nguyện – sự hy sinh – hay tiền bạc. Chúa sẽ nhân lên gấp bội, vượt xa mọi ước mơ của chúng ta.

 

 

Lm. Vinhsơn Nguyễn Văn Hồng

Mục lục

 

Text Box: CON ĐƯỜNG TU ĐỨC

 

 

 


 

CÔ ĐƠN

 

 

Đau của tâm hồn bao giờ cũng khổ cực hơn đau của thân xác. Và trong những nỗi khổ của tâm hồn xem ra không gì đau đớn bằng cô đơn.

 

Chúa Giêsu cũng đã trải qua tình trạng đó. Trong suốt cuộc khổ nạn, Chúa không hều kêu đau. Dù chịu trói, chịu đánh, chịu đóng đinh, Chúa vẫn luôn luôn nín thinh chịu đựng.

 

Thế nhưng, trong vườn cây dầu Chúa đã phải than: “Tâm hồn Thầy buồn rầu đến chết được”.

Rồi trên thánh giá, trong những giờ đau đớn cực độ, Chúa lại thốt ra một lời ảo não: “Lạy Cha, sao Cha bỏ con!”. Ôi lời cô đơn của một người cô đơn nhất. Đúng là một nỗi buồn đang giết chết.

 

Nỗi buồn đến chết được thường đẩy con người xuống cô đơn thăm thẳm. Người buồn ưa chui vào trong cô đơn nội tâm heo hút, như để lẩn tránh, như để mình thương cho số phận mình.

 

Cô đơn không phải là không có ai, nhưng là một thiếu vắng. Nó là một sự hiện diện cay đắng của một sự thiếu vắng những gì thân yêu nhất. Bởi chưng làm gì có cô đơn, nếu chẳng có đợi chờ.

 

Nếu sự thiếu vắng chỉ là vô tình và vô tội, thì cô đơn vẫn không đến nỗi ác nghiệt. Nhưng nếu là một sự thiếu vắng chủ ý do lòng không tốt, thì cô đơn trở thành cực hình. Và khi cô đơn có nghĩa như một sự thiếu vắng vì phản bội và tự ý từ bỏ, thì đó là một cô đơn tàn sát.

 

Chúa Giêsu đã cảm thấy tất cả những cô đơn đau đớn nhất. Phêrô phản bội, các môn đệ bỏ trốn một cách hèn nhát, những người chịu ơn lánh mặt, dân chúng vô ơn, cả nhân loại hững hờ. Chính Đức Chúa Cha cũng như bỏ rơi Ngài.

 

Người cô đơn là người sống trong một thế giới sụp đổ. Không phải thế giới bên ngoài, nhưng thế giới trong lòng mình. Thế giới khách quan vẫn còn đó. Nó là của chung và lãnh đạm. Nhưng mỗi người đều có một thế giới riêng, một thế giới tâm tư xây dựng bằng những đường dây tình thương, vui buồn và hy vọng. Nó cũng là những ý nghĩa của thế giới khách quan đối với mình. Mình quen sống trong đó như một quê hương lựa chọn. Nhưng khi những đường dây bị đứt, thế giới đó sụp đổ, con người đột nhiên thấy mình trơ trọi bơ vơ.

 

Trơ trọi giữa đám đông, thế mới khổ. Những sự gần thì mình nhìn như xa vắng. Những sự xa vắng thì mình lại tìm như một sự thân yêu. Mâu thuẫn đó di chuyển tâm hồn trở đi trở lại trên con đường hai chiều cùng hoang vắng. Sự mình đang có thì vắng lòng chờ đợi. Sự lòng mình đợi chờ thì lại thiếu vắng hiện diện.

 

Chung quanh Chúa Giêsu khổ nạn có hàng ngàn người tuôn đến. Nhưng Chúa vẫn cảm thấy cực kỳ cô đơn. Bởi vì cái thế giới hiện diện không phải là cái thế giới Ngài chờ đợi. Sự có mặt của bấy nhiêu người không có ý nghĩa một sự thiện cảm, một sự chia sẻ và bênh đỡ nhưng có ý nghĩa một sự biểu lộ khinh chê thù ghét. Cũng như sự trốn tránh của các môn đệ, và sự chối bỏ của Phêrô đều mang ý nghĩa của một sự ích kỷ, một sự thất hứa, một sự phản bội. Những ý nghĩa đó như những con dao sắc bén đâm sâu vào một trái tim chỉ biết có yêu, chỉ đợi có tình.

 

Sự cô đơn của Chúa Kitô khổ nạn là một đau khổ ghê gớm. Với sự cô đơn đó, Chúa đã sống trọn vẹn thân phận con người, để sự cô đơn của tôi không trở thành đơn độc.

 

Tôi cô đơn, vì tôi không nhờ được ai sống hộ cuộc đời của tôi.

Tôi cô đơn, vì tôi nhìn thấy chung quanh tôi có quá nhiều bức tường xa cách.

Tôi cô đơn, vì tôi chạy trốn tình yêu.

Tôi cô đơn, vì nhiều khi tôi gọi những người thân yêu của tôi ở thế giới bên kia, nhưng tôi vẫn cảm thấy xa vắng lạnh lùng.

Tôi cô đơn, vì nhiều khi tôi thiết tha đi tìm Chúa, nhưng Chúa vẫn như lánh mặt.

 

Có những giờ phút cô đơn hơn nước mắt, và đe dọa hơn sự chết.

 

Chỉ còn Chúa, nhưng ôi! Lạy Chúa, sao Chúa cũng bỏ con.

 

Xưa kia, Chúa sống trong đau khổ của cô đơn, nhưng Chúa đã biết trước mọi diễn tiến và giờ khắc của nó: bắt đầu từ chiều thứ năm sang ngày thứ sáu, chấm dứt ba giờ chiều đêm thứ bảy rạng Chúa nhật là sống lại vui vẻ vinh quang. Còn con, con đau khổ cô đơn trong mù mịt. Con không biết được sự đau đớn của con sẽ đi tới đâu và bao giờ hết. Con chỉ biết tin vào Chúa. Chúa đã sống lại thì con cũng tin rằng mọi đau khổ cô đơn của con không trở nên vô ích. Có ngày sẽ hết. Con sẽ được vui với Chúa. Con biết thế đó, nhưng niềm tin không làm con hết khổ. Chính Chúa cũng đã tranh đấu với cơn buồn khổ cô đơn, đến khi phải kêu than và đến toát mồ hôi máu, phương chi một người yếu đuối như con. Ôi! Chúa Giêsu yêu dấu của con, con chấp nhận cô đơn vì Chúa, xin thêm cho con Đức Tin và can đảm.

 

 

ĐGM GB. Bùi Tuần

Mục lục

 

 

Text Box: HIỆP THÔNG GIÁO HỘI
 

 

 


 

Hội trại Anrê phú Yên lần 3 (25-26/07/2006)

 

Ngày 25 và 26/07/2006 tại giáo xứ Mằng Lăng, giáo phận Quy Nhơn đã tổ chức hội trại Anrê Phú Yên, bổn mạng giáo lý viên toàn quốc lần thứ 3 với chủ đề : "Giáo Lý Viên noi gương á thánh An-rê - Sống đạo giữa đời thường". Như những lần trước, hội trại quy tụ các giáo lý viên của các giáo phận trên toàn quốc đến Mằng Lăng, quê hương của Thánh nhân, để học hỏi, chia sẻ mẫu gương của người giáo lý viên dựa trên gương mẫu của vị thánh trẻ đã sống và đã chết vì đức tin cách đây hơn 3 thế kỷ.

Á thánh Anrê Phú Yên, vị thánh “đi trước về sau” hay nói như cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì ngài là vị thánh “tuy rất xa xưa nhưng rất hiện đại”. Xa xưa vì ngài là vị tử đạo tiên khởi của Việt nam. Hiện đại vì ngài có một tinh thần kiên cường, một lòng mến sắt son và chăm lo các phần rỗi linh hồn. Ngài là một giáo lý viên gương mẫu nêu gương sáng chói cho mọi người đặc biệt cho giới trẻ. Chính bởi tinh thần trẻ trung đó của Á thánh Anrê Phú Yên, đã lôi cuốn các bạn trẻ, đặc biệt các bạn giáo lý viên đến từ các giáo xứ của các miền đất nước : Sài Gòn, Kon-tum, Nha Trang, Đà Nẵng, Ban Mê Thuộc, Cần Thơ, Quy Nhơn….

Dù xa xôi cách trở như các bạn giáo lý viên giáo phận Cần Thơ phải vượt qua đoạn đường dài hơn 800 cây số; dù phải phơi đầu dưới cái nắng cháy khát của mùa hè miền Trung Bộ; dù khác biệt nhau về sắc tộc Kinh – Giarai; và dù khác biệt nhau về ngôn ngữ, giọng nói, tuổi tác hay tính tình nhưng tất cả các bạn trẻ GLV đã kết nối, hòa nhập một cách nhanh chóng như họ đã từng gặp nhau, đã biết nhau và tích cực tham gia không biết mỏi mệt trong các sinh động của hai ngày hội trại.

Những tiết mục văn Nghệ, sinh hoạt, giao lưu, chia sẻ, thánh lễ và những hoạt động khác của hai ngày hội trại đối với các bạn trẻ là một kinh nghiệm rất tốt để xây dựng đời sống và đức tin, nhờ đó họ có thể “noi gương á thánh An-rê - Sống đạo giữa đời thường" như chủ đề của ngày hội trại năm 2006.

Hai ngày hội trại tuy ngắn ngủi, nhưng đã để lại nhiều niềm vui và nhiều ấn tượng đẹp cách chung cho các đoàn tham dự và cách riêng cho mỗi một trại viên. Các bạn đều có chung một tâm tình đó là được sống như người anh tiên khởi, luôn luôn có trong tim một “tình yêu bốc lửa”, để có thể thành công trong “sự nghiệp Nước Trời”.


Xin Á thánh Anrê Phú Yên bầu cử cho mọi công việc của chúng ta.

 

Hẹn gặp lại nhau ở hội trại lần sau!

 

Giáo Hạt Phú Yên

Mục lục

 

 

Tường thuật về Đại Hội Giáo Lý Viên tại TGP Saigòn

 

SAIGÒN -- Ngày Chúa nhật 23/7/2006, Đại hội giáo lý viên của giáo phận Sài Gòn được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Công giáo với chủ đề “Phúc cho ai lắng nghe và thực hành Lời Chúa” do Ban Mục Vụ Thiếu Nhi giáo phận tổ chức, được hơn hai ngàn bạn trẻ hưởng ứng tham gia.

Một cổng chào đẹp và công phu chào đón các bạn trẻ thật phù hợp. Băng rôn có khẩu hiệu, năm lá cờ tiệp màu với những chiếc khăn quàng có màu xanh dương, đỏ, vàng, hồng, xanh mạ; những chiếc mũ trắng…làm cho khu vực và khán đài lớn của Trung tâm rất vui mắt và tươi trẻ như tuổi đời của các giáo lý viên.


Phần khai mạc được mở đầu bằng lời chào mừng thân thiện của linh mục Giuse Vũ Minh Danh, đại diện Ban Mục Vụ Thiếu Nhi giáo phận, đến các bạn trẻ đã về đây tham dự, và công bố chủ đề Đại hội trong tiếng vỗ tay vang dội.


Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám đốc Trung tâm đã phát biểu ngay sau đó. Cha cho biết vừa cùng với một vị giám mục từ Hàn Quốc trở về sau khi tham dự một Hội nghị do Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Giáo hội Hiệp nhất các Kitô hữu tổ chức; cha chia sẻ về việc mà Hội nghị trăn trở. Đó là việc Giáo Hội cần quan tâm, cảnh giác về hiện tượng nhiều anh chị em đã bỏ Giáo Hội để theo một giáo phái khác. Vậy đâu là nguyên nhân có thể dẫn đến hậu qủa tệ hại này? Có lẽ điều quan trọng nhất là vấn đề giáo lý. Người Công giáo cần biết mình tin vào ai, sống thế nào? Vậy vai trò quan trọng và khó khăn nhất là của người giáo lý viên; một vị trí có nhiều niềm vui, nhiều khó khăn và thử thách…”

 

Cha Antôn Trần Văn Trường, Tổng đại diện giáo phận Đà Nẵng đã chia sẻ về hành trình của cha Roland khi đi ngược dòng thời gian tìm về những địa danh đặc biệt có liên quan đến thánh Anrê Phú Yên.

 

Hát, múa, reo hò, vỗ tay luôn là những phần sinh hoạt ở những nơi có bạn trẻ. Vì cùng một mục tiêu lý tưởng nên trông các Giáo lý viên rất thân quen với nhau, từ cách đứng đến cách ngồi. Cả một sân rộng ồn ào, sôi động với những cánh tay, những cái mũ nhưng khi bước sang phần “Hướng dẫn cầu nguyện với Lời Chúa thì không gian bỗng tĩnh hẳn lại.


Cha Antôn Nguyễn Cao Siêu, dòng Tên, giúp các bạn cầu nguyện sau đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan. Cha đã xoáy vào ý chính là “gặp gỡ”:

- Để nhận ra Chúa, chúng ta cần có người giới thiệu.

- Những bước của cuộc gặp gỡ:

* Có khi tôi theo đạo đã lâu mà chưa một lần gặp Chúa. Nếu Chúa

hỏi tôi: “Anh/ chị đang tìm gì?” Tôi sẽ trả lời ra sao?

* Tôi tìm kiếm điều tôi yêu quí, say mê, thích thú, tiền bạc, tiếng tăm,tiện nghi, thành công hay tìm điều gì cao quí hơn nữa?

- Là huynh trưởng, giáo lý viên, bạn tự hỏi mình biết Chúa có nhiều không?

- Chúa Giêsu mời bạn, bạn có từ chối lời mời này không?

- Bạn là người có nhiêm vụ dẫn các thiếu nhi đến với Chúa.

Và thật dễ xúc động khi nghe các bạn trẻ đọc lời nguyện:

“ Lạy Chúa Giêsu,

nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại

chọn những cầu thủ bóng đá,những tài tử điện ảnh làm thần tượng cho đời mình.

Hôm nay Chúa cũng muốn biết chúng con chọn ai, và chúng con thật sự đắn đo trước khi chọn Chúa.

Bởi chúng con biết rằng chọn Chúa là lội ngược dòng,

Theo Chúa là bước vào con đường hẹp:

con đường nghèo khó và khiêm nhu,

con đường từ bỏ và phục vụ.”



Lạ nhất là trong Đại hội kỳ này là phần “ Cầu nguyện với bản văn Kinh Thánh” tại các workshops. Các bạn được chia ra làm năm khối theo màu khăn, tập trung tại năm điểm khác nhau, để học cách cầu nguyện. Đây là một cách cầu nguyện sinh động, có chiều sâu nội tâm rất hay mà ai cũng có thể thực hiện. Có thể sơ lược các bước thế này:



1. Xin Ơn Chúa Thánh Thần

2. Đọc chậm rãi văn bản

3. Đặt mình vào khung cảnh

4. Ngắm nhìn khuôn mặt của những nhân vật trong đoạn văn và đặt mình vào hoàn cảnh của từng

nhận vật.

5. Ngắm nhìn những hành động của các nhân vật

6. Lắng nghe những lời nói của các nhân vật

7. Tâm sự với Chúa

8. Có một quyết tâm.


Quang cảnh của Trung tâm trông hay hay với những workshops và những cánh dù hoa màu trắng, xanh. Chiếc xe hơi màu bạc chở Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn tiến vào sân mà ít ai để ý. Ba phút sau, Đức Hồng y bước lên bục của workshops dựng cờ màu hồng thì trời bỗng đổ cơn mưa nặng hạt. Tiếng reo hò vẫn vang lên biểu lộ sự mến mộ của bạn trẻ đối với vị chủ chăn. Rồi đến workshops màu đỏ trong hội trường; màu vàng ngoài sân sát hành lang chủng viện trên nền gạch ngổn ngang; màu xanh dương nửa bên trong nửa bên ngoài; thơ mộng nhất là workshops màu xanh mạ vì ở gần hang đá Đức Mẹ.


Đức Hồng y chia sẻ ngắn gọn và cô đọng: “Thiên Chúa là tình yêu. Mỗi người được Chúa ban cho một ơn gọi để làm lan rộng tình yêu đó. Nhưng yêu thương như thế nào?


- Thiên Chúa yêu thương lòai người nên trao tặng một món quà, đó là Đức Giêsu Kitô, là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương mọi người, đặc biệt là những người thiếu thốn tình thương, không được yêu thương.

 

- Tự sức mình con người không có khả năng yêu thương; Thiên Chúa ban món quà thứ hai là Chúa Thánh Thần để giúp chúng ta biết yêu thương.


Trong năm nay và năm tới, chúng ta sẽ chú ý đến những người thiếu tình thương, nhất là những đối tượng nhiễn HIV. Họ đáng thương là vì không có trường nào nhận, không có công ty nào cho họ làm việc, đi nhà thờ hay đi đâu cũng bị xa lánh…”


Sau bữa cơm tự do, các bạn được thưởng thức phần văn nghệ thịnh soạn, đặc sắc, mỗi giáo hạt một vẻ. Nếu hạt Thủ Đức múa bài Sống Và Thực Hành Lời Chúa thì hạt Xóm Chiếu múa bài Trống Cơm; hạt Gò Vấp hát Gieo Mầm Tin Yêu thì hạt Phú Nhuận múa rốt Chú Vịt. Đặc sắc nhất là hai tiết mục kịch Sông Nước miền Tây và màn trình diễn thời trang “Ấn tượng”.


Vở kịch do các thầy dòng Tên trình diễn xuất sắc, nói về một ông điền chủ giàu có mà khắc nghiệt, có một người con là bác sĩ và tên đầy tớ tên Tửng. Anh Tửng có quyển Kinh Thánh cũ do ông cố ông sơ để lại. Nhờ đọc được cuốn sách đó mà anh bác sĩ xin đi tu theo Chúa. Trong thời gian nằm bệnh, ông điền chủ giàu có vô tình đọc cuốn Kinh Thánh đó, ông thay đổi đời sống.


Màn trình diễn thời trang của hạt Gia Định phê phán cách sống thiếu lành mạnh của một số bạn trẻ hôm nay: mê cờ bạc, trai gái, rượu chè hút xách….dẫn đến tệ nạn.Chỉ có Chúa mới vực dậy được những con người sa đà ấy.


Đỉnh cao của Đại Hội là suy tôn Lời Chúa. Lời Chúa được suy tôn tại năm điểm trong khu vực. Tại sân khấu chính là “Hòm bia giao ước”, điểm thứ hai là “Thánh Gioan và phép rửa cho Đức Giêsu”, điểm thứ ba là “Chúa biến hình trên núi”, điểm bốn là “Sự tha thứ”, điểm sau cùng là “Chúa chết trên thập giá”. Ở mỗi nơi, Lời Chúa được một linh mục giơ cao và sau đó là một tiểu phẩm diễn theo chủ đề nêu trên. Dù khô khan nguội lạnh chăng nữa thì khi tiếng hát vang lên với những ca từ của thánh ca, dễ làm mềm lòng những người cứng cỏi.


Thánh lễ đồng tế được cử hành trang trọng và sau đó là nghi thức sai đi.

 

Đại hội kết thúc, thành công tốt đẹp. Những giáo lý viên lại trở về nơi phục vụ, ở đó các bạn đem Tin Mừng cho thiếu nhi, thanh thiếu niên và chính các bạn lại nhận được khuôn mặt của Chúa qua hình ảnh các em: ngây thơ, trong sáng, hy vọng…như một món qùa mà bạn có được vì hy sinh, khó nhọc và thử thách.



 

Maria Vũ Loan

Theo Vietcatholic News

Mục lục

 

 

LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ TRÙNG TU MẸ TÀPAO

 

Trong Thư Mục Vụ tháng 7, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan , Giám Mục Phan Thiết đã thông báo cho các giáo xứ những niềm vui của Giáo phận.

 

1. Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng công trình Mẹ Tàpao

 

Ngày 24/5/2006 vừa qua, theo yêu cầu của Giáo phận, Uy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận để Tòa Giám Mục Phan Thiết tổ chức trùng tu khu vực tượng Đức Mẹ Tàpao, mở rộng diện tích mặt bằng khu vực lễ đài, làm đường bậc cấp lên núi.

Ai đã từng hành hương Mẹ Tàpao mới thấy nơi khu vực tượng Mẹ đã xuống cấp trầm trọng. Đã 45 năm, trải qua bao thăng trầm dâu bể, nơi đây vẫn hoang sơ. Một trong những mối ưu tư hàng đầu của Giáo phận là xây dựng nơi hành hương Mẹ Tàpao khang trang, thuận lợi cho khách thập phương có lòng yêu mến Mẹ.

Những đoàn khách hành hương đến với Mẹ Tàpao ngày càng đông, nhất là những ngày 13 hàng tháng. Mùa mưa bão này, có quá nhiều khó khăn trắc trở cho mọi nguời đến cầu nguyện. Vì vậy,Tòa Giám mục gấp rút cho thi công công trình. Đức Giám Mục đã  quyết định chọn ngày 13/8/2006 làm Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng công trình. Ngài trân trọng mời quý Cha và anh chị em trong giáo phận, khách hành hương xa gần tham dự Thánh Lễ và cùng góp công góp sức để Giáo phận sớm có nơi hành hương khang trang, xứng với lòng thương của Mẹ Tàpao ưu ái Giáo phận Phan thiết.

 2. Chính quyền trả đất cho Giáo phận.

Trong nhiều năm tháng đã qua, Đức Cha Nicolas và Đức Cha Phaolô đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết, để rồi một niềm vui nữa đến với Giáo phận. Ủy Ban Nhân Nhân Tỉnh Bình Thuận đã trả lại 4000 m2 đất sát sau Tòa Giám Mục cho Giáo phận. Đây là diện tích đất rất cần thiết nhằm đáp ứng những nhu cầu của Tòa Giám mục. Xây thêm những căn phòng để các Linh mục Giáo phận về dự tĩnh tâm hội họp có nơi nghĩ ngơi. Nơi hưu dưỡng cho các cha già về hưu.  Những cơ sở vật chất cho các văn phòng cấp Giáo phận.. .

Hiện nay, Ban Tôn Giáo Tỉnh đang phối hợp với Sở Tài Nguyên Và Môi Trường để giải phóng mặt bằng và trao đất cho Tòa Giám Mục trước ngày 30.7/2006.

Nhà thờ Mẹ Vô Nhiễm( Nhà Thờ cháy), thuộc xã Tân Hà, Huyện Đức Linh cũng vừa nhận được giấy phép xây dựng về phía chính quyền, sẽ làm Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên vào ngày 4.10.2006 nhân ngày lễ kính thánh Phanxicô Assidi.

 4. Lập thêm nhiều giáo xứ mới

Từ  nhu cầu mục vụ và loan báo Tin Mừng, Đức Giám Mục đã quyết định thiết lập thêm nhiều Giáo xứ mới:

Đợt I:

1. Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa, hạt Hàm Tân.

2. Giáo xứ Rạng, hạt Phan Thiết.

3. Giáo xứ Phaolô, hạt Hàm Thuận Nam.

Đợt II:

1. Giáo xứ Tinh Hoa, hạt Hàm Tân.

2. Giáo xứ Giuse, hạt Hàm Tân.

3. Giáo xứ Nghị Đức, hạt Đức Tánh.

4. Giáo xứ Hà Văn, hạt Đức Tánh.

5. Giáo xứ Võ Xu, hạt Đức Tánh.

6. Giáo xứ Đồng Kho, hạt Đức Tánh.

4. Các Thầy đi Học Đại Chủng Viện

Có thêm một tin vui nữa là Chính phủ đã chấp thuận cho Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn mở Cơ sở  II tại Giáo phận Xuân Lộc.

Đại Chủng Viện  Xuân Lộc sẽ đào tạo Linh mục cho bốn Giáo phận: Xuân Lộc, Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt. Từ đây, các Giáo phận có thể gửi được nhiều thầy tới Đại Chủng Viện hơn, hy vọng sẽ không còn tồn đọng các thầy ứng sinh theo đuổi ơn gọi Linh mục. Và như vậy số Linh mục có thể tăng lên,  đáp ứng  nhu cầu mục vụ trong các Giáo phận.

Những niềm vui cũng là những Hồng An mà Thiên Chúa ban cho Giáo phận. Nhờ lời chuyển cầu đầy hiệu năng của Đức Mẹ Tàpao, Thiên Chúa ban nhiều ân huệ cho Giáo phận. Sinh hoạt mục vụ, công việc loan báo Tin mừng có nhiều khởi sắc cũng là nhờ ơn phù trợ của Mẹ Tàpao.

Đức Giám Mục mời gọi, trong những tuần lễ này, các giáo xứ cầu nguyện cách đặc biệt cho những công trình sắp tới của Giáo phận, tiếp tục phát huy các thành quả của năm Sống Lời Chúa.

 Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Mục lục

 

LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC TẠI GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

 

“HÃY ĐẾN VỚI MUÔN DÂN”

 

 Từ sáng sớm ngày 25.7.2006, khuôn viên Nhà Chung, giáo phận Phú Cường đã đầy ắp tiếng cười nói, tiến bước chân của đông đảo anh chị em giáo dân đến tham dự thánh lễ truyền chức linh mục…

 

Đúng 8g30, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục giáo phận Phú Cường chủ sự thánh lễ trao ban thánh chức Linh mục cho 19 thầy phó tế: thuộc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn có 6 tân linh mục; Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang 4 tân linh mục; tu hội Thừa Sai Việt Nam 2 tân linh mục; dòng Thừa Sai Đức Tin 6 tân linh mục.

 

 

 

Ngỏ lời với các tân chức, Đức Cha Phêrô nói: “ ‘Hãy đến với muôn dân’ là khẩu hiệu hàng ngàn năm của Hội Thánh. Dù vậy, khẩu hiệu này không bao giờ cũ. Ngày hôm nay, các con lãnh nhận thánh chức linh mục, khẩu hiệu ngàn năm của Hội Thánh, trở thành khẩu hiệu suốt đời linh mục của chúng con. ‘Hãy đến với muôn dân’ và làm cho danh Chúa được cả sáng nhờ thánh chức linh mục của chính chúng con …”.

 

Đó là các tân linh mục:

 

1. Phêrô Hồng Thanh Bình.

2. Đaminh Hoàng Văn Chỉ.

3. Vinh Sơn Nguyễn Tuấn Dương.

4. Giuse Phạm Chí Dũng.

5. Phêrô Đinh Quang Dũng.

6. Giuse Nguyễn Văn Hải.

7. Antôn Nguyễn Tiến Hiền.

8. Gioan B. Nguyễn Đình Lưu.

9. Phêrô Phan Như Ngân.

10. Giuse Nguyễn Thanh Ngư.

11. Giuse M. Nguyễn Hồng Phúc.

12. Phêrô Trần Văn Phúc.

13. Giuse Nguyễn Văn Thành.

14. Phaolô Nguyễn Quốc Tiến.

15. Đaminh Nguyễn Thế Trường.

16. Phêrô Phan Văn Tươi.

17. Phanxicô X. Nguyễn Văn Vinh.

18. Phêrô Trần Huy Vũ.

19. Đaminh Đồng Anh Vương.

 

Đây là đợt phong chức linh mục nhiều nhất, kể từ ngày thành lập giáo phận (14.10.1965). Vì thế, ngày hôm nay có thể coi là ngày đại hồng phúc của giáo phận Phú Cường. Mùa gặt bội thu trong chức linh mục này, lại được diễn ra trong năm giáo phận Phú Cường kỷ niệm 40 năm thành lập.

 

Chỉ tính riêng từ năm Thánh 2000 đến nay, trừ năm 2003, năm nào giáo phận Phú Cường cũng có linh mục mới. Trong 6 năm qua, giáo phận Phú Cường đã có thêm 69 tân linh mục.

 

Kể từ sau năm 1975, số linh mục đoàn của giáo phận Phú Cường tăng thêm 96 linh mục; trong đó có 76 linh mục do Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, đương kim Giám mục Phú Cường phong chức. Trong số 96 linh mục chịu chức sau 1975 này, vị cao tuổi nhất là linh mục Phêrô Cao Văn Chánh sinh năm 1946, thuộc tu hội Thừa Sai Việt Nam.

 

Với việc phong chức 19 tân linh mục lần này, tổng số linh mục đoàn trong giáo phận Phú Cường là 136 vị, gồm 23 linh mục dòng, 113 linh mục triều. Vị cao niên nhất, người anh cả của linh mục đoàn trong giáo phận hiện nay là linh mục Giuse Phan Quang Tú sinh năm 1910, chịu chức linh mục ngày 11.4.1939, hiện đang nghỉ hưu. Và người em út của đoàn linh mục giáo phận là tân linh mục Vinh Sơn Nguyễn Tuấn Dương, sinh năm 1979. Tuổi trung bình của linh mục đoàn giáo phận Phú Cường hiện nay là 45.

 

Nhìn vào hiện trạng ngày càng đông số linh mục trẻ, tâm huyết, nhạy bén với thời cuộc… của giáo phận Phú Cường, dần dần có khả năng thay thế lớp linh mục đàn anh của mình trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của giáo phận, chúng ta nhận ra cả một mùa xuân tương lai rực sáng của ơn Chúa, của sức sống trẻ trung đang vươn lên trong lòng giáo phận Phú Cường.

 

 

Text Box: TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO 
VŨ XUÂN HẠNH

 

 

 

SỐNG TINH THẦN TỬ ĐẠO HÔM NAYKÍNH NHỚ THÁNH TỬ ĐẠO

PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ

LINH MỤC TIÊN KHỞI, NGƯỜI CON CỦA GIÁO XỨ BÚNG

V Ị THÁNH DUY NHẤT CỦA GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

 

Ngày thứ hai 31.7.2006, giáo xứ Búng nói riêng, giáo phận Phú Cường nói chung, cử hành lễ giỗ lần thứ 147 (31.7.1859 – 31.7.2006), ngày thánh Phêrô Đoàn Công Quý, người con ưu tú của đất Búng chịu tử đạo. Nhân dịp này, chúng ta cùng nhìn lại cuộc đời của thánh nhân, từ đó rút ra cho mình ý nghĩa của việc chấp nhận chịu tử đạo trong hoàn cảnh đương đại.

I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ THÁNH PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ.

Phêrô Đoàn Công Quý là con út trong một gia đình có sáu người con. Cha là ông Antôn Đoàn Công Miên, mẹ là bà Annê Nguyễn Thị Tường. Không rõ vì lý do gì, vào khoảng cuối thời Gia Long (1802 1820), cha mẹ của cậu Phêrô Quý lại đưa các con vào Nam sinh sống. Sau khi định cư trên đất Búng, thuộc làng Hưng Định, tổng Bình Chánh, tỉnh Thủ Dầu Một, nay là tỉnh Bình Dương, thì năm 1826, cậu Phêrô Quý chào đời dưới triều Minh Mạng…

Từ khi có trí khôn, cậu Phêrô Quý ao ước sống đời tận hiến. Nhưng cha mẹ của cậu, vì thấy đứa con út của mình thông minh, có thể có bề thế sau này, đã muốn giữ cậu ở lại nhà, nhắm đến việc cho cậu giữ nghiệp tông đường. Nhưng sau khi người anh của Quý đi tu không thành, cha mẹ mới đồng ý để cậu bước vào nhà tu thay anh.

Năm 1847, cậu Phêrô Quý được cha sở họ đạo Búng tên là cha Tám giới thiệu với cha Bề Trên Gioan Miche và học Latinh tại nhà cha Bề Trên. Năm 1848, cậu được nhận vào Chủng viện thánh Giuse ở Thị Nghè (tiền thân của Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn). Nhờ trí khôn sắc xảo, cuối năm 1848, thầy Phêrô Đoàn Công Quý được gởi sang Chủng viện Pinăng – Malaixia để học. Sau bảy năm tu học tại Pinăng, năm 1855, thầy trở về quê hương. Đây cũng là thời gian vua Tự Đức cấm đạo dữ dội.

Hai năm sau, năm 1857, thầy lãnh chức phó tế. Lúc đó thầy được 31 tuổi. Tháng 9.1858, thầy Phó tế Phêrô Đoàn Công Quý được lãnh nhận thánh chức linh mục tại nhà thờ Thủ Dầu Một. Sau khi chịu chức linh mục, Cha mới Phêrô Đoàn Công Quý trở về Búng dâng thánh lễ tạ ơn đầu đời linh mục của mình tại một nhà tư ở gần lò gốm Chòm Sao, bây giờ là đường Chòm Sao. Trong những năm làm linh mục, Cha đã phục vụ nhiều nơi như Búng, Lái Thiêu, Gia Định, Biên Hòa, Cái Mơn, cuối cùng là họ Đầu Nước ở cù lao Giêng. Tại đây, ngày 7.1.1859, Cha Quý bị lính của quan Tổng đốc tỉnh An Giang vây bắt cùng với ông Trùm Emmanuel Lê Văn Phụng.

Cha Phêrô Quý bị bắt giam tại ngục Châu Đốc. Sau nhiều ngày tra tấn, thấy không thể lay chuyển đức tin của Cha, quan Tổng đốc An Giang đệ đơn về triều đình Huế, xin xử tử Cha. Ngày 30.7.1859, án lệnh của triều đình do vua Tự Đức châu phê từ kinh đô đã về đến Châu Đốc, An Giang.

Được tin mình sẽ lãnh phúc tử đạo, sáng sớm hôm sau, Cha Phêrô Đoàn Công Quý ăn mặc lịch sự, chít khăn lên đầu vuông vắn tử tế. Cha cùng ông Trùm Emanuel Lê Văn Phụng, người cùng thụ án tử hình với Cha, ung dung, đĩnh đạc đi đến pháp trường giữa hai hàng lính. Trên đường đi, Cha Phêrô Quý không ngớt cầu nguyện và khuyên giáo dân đưa tiễn Cha hãy sống xứng đáng với ơn gọi làm Kitô hữu của mình.

Khi tới pháp trường Cây Mét, là một bãi đất trống, Cha Quý và ông trùm Phụng cùng quỳ xuống cầu nguyện. Sau đó, Cha ban phép giải tội cho ông. rồi Cha tự mình ăn năn tội cách trọn trước khi lãnh án tử hình. Sau ba tiếng thanh la vang rền, và một hồi trống giục, lý hình vung gươm chém đầu Cha Phêrô Quý. Sau bốn nhát gươm, đầu Cha lìa khỏi cổ. Ngay sau đó, người ta cũng chém đầu ông Trùm Phụng. Hôm đó là ngày 31.7.1859, năm mà Cha Phêrô Đoàn Công Quý vừa tròn 33 tuổi.

Sau 50 năm điều tra, Cha Phêrô Đoàn Công Quý được Đức Piô X phong lên bậc chân phước ngày 2.5.1909. Và sau 79 năm điều tra tiếp tục, ngày 19.6.1988 á thánh Phêrô Đoàn Công Quý được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong bậc hiển thánh (có cả ông Trùm Emmanuel Lê Văn Phụng và 115 vị tử đạo Việt Nam khác).

II. Ý THỨC ĐỨC TIN TỬ ĐẠO BẰNG TRÁCH NHIỆM TRUYỀN GIÁO.

Cuối tháng 6.2006 vừa qua, các linh mục giáo phận Phú Cường tĩnh tâm quý III. Với chủ đề về truyền giáo, các linh mục Phú Cường được mời gọi “Hãy đánh thức ý thức truyền giáo” trong giáo phận. Các linh mục Phú Cường cùng nhau kiểm điểm về công tác truyền giáo trong trách nhiệm nơi môi trường mục vụ của mình: đã quan tâm, hoặc đã quan tâm đầy đủ chưa về trách nhiệm truyền giáo?

Tôi thiết nghĩ, đánh thức ý thức truyền giáo đồng nghĩa với việc ý thức đức tin tử đạo của mỗi một người tín hữu trong thời đại này bằng trách nhiệm truyền giáo.

Đề tài gợi ý tĩnh tâm linh mục Phú Cường nhắc đến phong trào xã hội hóa, đô thị hóa, kinh tế thị trường hóa, thậm chí vật chất hóa… đã làm cho môi trường truyền giáo trở nên khó khăn, phức tạp, khiến người truyền giáo nhục chí, dễ buông xuôi.

Từ những gợi ý đó, đề tài tĩnh tâm đưa ra lời mời gọi cụ thể: Trước hết là vai trò của chính các linh mục. Các linh mục trong giáo phận hãy lưu ý tới tình trạng nhiều giáo xứ đang tràn ngập các nhu cầu mục vụ cho những người di dân làm ăn hoặc học hành. Vô số những người di dân này là người trẻ, vốn từ miền quê đến môi trường của giáo phận để tìm kế sinh nhai, hoặc học các trường đại học nằm trên địa bàn giáo phận, đang phải sống trong tâm trạng lo âu và hoang mang: lo âu cho tương lai ở vùng đất mới, hoang mang vì đã rời xa những lề lối cổ truyền, hoặc thói quen, nếp sống, nếp nghĩ… bấy lâu nơi quê nhà đã từng giúp họ giữ vững đức tin và ổn định cuộc sống. Giờ đây, trong khung cảnh hoàn toàn mới của nhịp sống đô thị, mọi thứ đều tấp nập, xô bồ, hối hả, họ phải sống cô đơn, vô danh, bơ vơ…  Cũng từ những mất ổn định ấy, nơi này, nơi khác trong giáo phận đã, đang và chắc chắn sẽ còn xảy ra nhiều đổ vở về mặt luân lý, đổ vở về ý thức đức tin, và lòng mộ mến lẽ đạo… Từ đó, họ dễ bị lôi kéo về đàng xấu.

Đối với anh chị em tín hữu nói chung, lãnh nhận lệnh truyền của Chúa Kitô “Hãy đến với muôn dân”, mỗi một người, trong từng hoàn cảnh, từng điều kiện, từng khả năng riêng, sáng kiến riêng… có thể có được mà làm cho danh Chúa cả sáng. Họ có thể đón nhận với tất cả từ tâm, những anh chị em cần đến sự giúp đỡ của họ. Họ có thể xây dựng nhà trọ, vừa để kiếm sống, vừa để lôi cuốn những ai còn xa cách Thiên Chúa về với Người. Hoặc chính nhờ đời sống Kitô hữu tốt lành, họ có thể gieo thiện cảm đức tin Công giáo vào lòng anh chị em… Hoặc họ có thể tạo điều kiện để gần gũi mọi người, để gây thiện cảm với mọi người. Bằng cách đó, mỗi người tín hữu gieo vào lòng anh chị em tình mến yêu lẫn nhau. Gieo vãi được lòng mến là bước thành công đầu tiên của công cuộc truyền giáo…

Bởi vậy, tuy vùng đất Phú Cường hiện nay, có phần bất ổn do có quá nhiều anh chị em đến tạm cư. Nhưng xét về chiều kích truyền giáo, nhằm gieo tinh thần “tử đạo” của cha ông bằng việc sống đạo hôm nay, thì đó là môi trường tốt để mỗi Kitô hữu thực hành sứ mạng truyền giáo cao quý của mình.

Từng linh mục, từng cộng đoàn giáo xứ, giáo họ, từng người tín hữu, nếu ý thức sâu tinh thần “tử đạo” hôm nay là sống ơn gọi truyền giáo, thì chính niềm ý thức đó dạy họ biết tìm cách để làm chứng cho Chúa Kitô. Bởi chính tự bản thân, những anh chị em xa quê, xem ra còn nhiều ngỡ ngàng, lạc lỏng, đã có thể dễ mở lòng đến với tôn giáo, tìm một chỗ nương tựa tinh thần. Vì thế, đó càng là môi trường tốt để các linh mục, và từng người tín hữu gieo sự tin tưởng, gieo ý thức tôn giáo trong lòng anh chị em. Đặc biệt, các linh mục coi xứ, và cộng đoàn giáo xứ nơi họ làm mục vụ, cần cung cấp cho những anh chị em này một “gia đình” thiêng liêng, một định hướng cấp bách, một cái nhìn mới, một hỗ trợ kịp thời không chỉ vật chất mà còn là mọi điều kiện tốt để họ sống và phát triển như một người bình thường.

Noi gương Cha Thánh Phêrô Đoàn Công Quý, dám xả thân cho đức tin, các linh mục trong giáo phận hãy tự đánh thức ý thức truyền giáo liên lỉ nơi chính mình, để có khả năng truyền sang mỗi anh chị em giáo dân một thao thức tinh thần “tử đạo” mới nhằm vươn tới khả năng truyền giáo tốt nhất.

Khi chính mình đã có khả năng sống tinh thần “tử đạo” mới rồi, người tín hữu sẽ cộng tác với linh mục để phát triển đời sống của từng anh chị em ngoài Hội Thánh, nhất là những người tạm cư, về cả tâm lý lẫn tôn giáo, khi những anh chị em đó phải sống giữa môi trường dù đông đảo (đông đảo đến mức hỗn tạp, ô hợp), nhưng từng cá nhân vẫn vô danh, ngơ ngác, lạ lẫm giữa các đô thị mới.

Mỗi giáo xứ, mỗi linh mục đặc trách các giáo xứ, nhất là những giáo xứ có nhiều người nhập cư mới, phải suy nghĩ để tổ chức cộng đoàn sao cho mỗi thành viên, mỗi gia đình trong giáo xứ, đều được đón tiếp và sống tình tương thân tương ái không phân biệt người nhập cư và người xứ gốc.

Các linh mục Phú Cường được nhắc lại điều mà các Đức Giám mục của giáo phận đã từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Giáo phận Phú Cường từ ngày thành lập, được xác định là giáo phận truyền giáo. Vì thế, vấn đề gây ý thức về bổn phận truyền giáo, học tập và tổ chức hoạt động truyền giáo phải luôn được quan tâm hàng đầu”. Sự đánh thức ý thức truyền giáo ấy, giờ đây còn có tấm gương tử đạo quý giá của thánh Phêrô Đoàn Công Quý soi dẫn. T ừ nay, nhìn lên thánh nhân, mỗi thành phần dân Chúa trong giáo phận gắn bó mạnh mẽ hơn, tiến đến gần hơn một đức tin tử đạo cao quý mà ra sức sống đức tin “tử đạo” ấy bằng chính đời sống truyền giáo hôm nay.

III. KINH THÁNH PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ.

Là con cháu của thánh Phêrô Đoàn Công Quý, hôm nay mừng 147 năm ngày Người tử đạo, chúng ta nhìn lên Người mà học lấy bài học vàng đá của một tinh thần tử đạo và tha thiết cầu xin:

Lạy thánh Phêrô Đoàn Công Quý, ngài là tín hữu nhiệt thành và là linh mục tiên khởi của giáo xứ chúng con. Ngài đã lấy máu đào minh chứng niềm tin Kitô giáo, và nay đang được hưởng triều thiên vinh quang trên trời.

Xin ghé mắt đoái thương chúng con, là những tín hữu sống cùng một quê hương. Xin nâng đỡ và cầu bàu cho chúng con được ơn trung thành sống đức tin Kitô giáo, không nản lòng trước những hiểm nguy vì đạo Chúa, sẵn sàng mến yêu anh em và quảng đại với hết mọi người chưa tin Chúa.

Xin cho các thành phần trong giáo xứ chúng con luôn liên kết yêu thương nhau, hầu làm vinh danh Chúa và mưu ích phần rỗi các linh hồn. Amen.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH

Mục lục

 

 

Bài giảng trong thánh lễ ngày Hội Trại An rê Phú Yên

 

Anh chị em thân mến,Đoạn Tin Mừng trong chương10 của Matthêu trình bày về việc Chúa Giê-su sai 12 Tông Đồ đi rao giảng, trong đó Ngài căn dặn họ những điều cần làm, những điều cần tránh. Ngài cũng không quên báo trước cho họ những khó khăn mà người tông đồ phải gánh chịu vì Tin Mừng, cũng như an ủi họ trong ngày cuối cùng, để đi đến lời mời gọi bước theo Ngài một cách triệt để hơn : "Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được" (Mt 10, 38-39).

 

Trong TM hôm nay, Chúa Giê-su mở đầu bằng câu nói đầy an ủi "các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn" rồi khẳng định "Vậy, các con đừng sợ, các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần".

Tại sao phải sợ và không sợ ?

Sợ hãi là một hiện tượng tâm lý chiếm hữu con người khi phải đối diện với một cái gì đó mà người ta cảm thấy nguy hiểm hoặc đe doạ đến mạng sống mình. Trong cách diễn tả của Matthêu, thành ngữ "các con đừng sợ" được Chúa Giê-su dùng khi trấn an các môn đệ đừng hoảng hốt khi gặp những điều nguy hiểm hoặc gặp những điều lạ lùng quá sức mà trí họ không thể hiểu được. Lý do của sự sợ hãi là vì các môn đệ không hiểu được ý nghĩa của điều đang xảy ra, hoặc không nhận ra sự hiện diện của Chúa Giê-su trong biến cố đó. Điều giúp họ vượt qua được sự sợ hãi là vì họ hiểu được ý nghĩa của thử thách Chúa gởi đến, ý thức rõ rệt rằng Chúa Giê-su đang ở bên họ và họ đang cùng với Ngài chiến đấu.

Ví dụ như trong TM Matthêu hôm nay, Chúa Giê-su khuyên các môn đệ đừng sợ là vì họ phải hiểu rằng quyền năng của Thiên Chúa lớn lao hơn sức mạnh của những kẻ muốn hãm hại họ. Nếu Chúa để cho những thử thách xảy đến là để họ có dip trưởng thành hơn trong đức tin, có dịp làm chứng cho Ngài và để cho TC được vinh danh trong thân xác của họ.

Trong tin mừng Mt 14, 26-27: Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ đang phải vất vả chèo chống vì ngược gió và sóng lớn, khi thấy Ngài, họ hoảng hốt la lên vì tưởng là ma, nhưng Chúa nói với các ông : "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!"

Nỗi sợ hãi trước sức mạnh của thiên nhiên, các môn đệ không tin được rằng người đang đi trên nước đến với mình, chính là Người Thầy yêu dấu đang đến để chia sẻ nỗi lo âu, mệt mỏi của họ. Nhận ra sự hiện diện của Chúa trong nỗi cô đơn, trong nỗi khốn khó, người môn đệ có sức mạnh để vượt qua tất cả mọi thử thách trong đời sống tông đồ của mình.

Trong cảnh Chúa biến hình trên núi Tabor, khi các môn đệ thấy đám mây sáng ngời bao phủ các ông và có tiếng từ đám mây phán : "Đây là Con Yêu Dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người!" (Mt 17, 5-7), các ông kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất, vì sợ không thể sống được sau khi trực tiếp nghe được tiếng Chúa; Chúa Giê-su chạm đến các ông và bảo : "Chỗi dậy đi, đừng sợ!". Được sống với Chúa Giê-su là một hồng ân cao cả. Tại sao phải sợ hãi một cách vô cớ ? Phải mạnh dạn mà đi loan báo Tin Mừng về Ngài chứ ?

Hiểu được chỗ đứng của tình yêu Chúa Giê-su trong đời sống của người môn đệ, chúng ta không cảm thấy ngỡ ngàng trước sự can đảm của vị anh hùng trẻ tuổi An-rê Phú Yên. Là một con người bằng xương bằng thịt đang độ tuổi thanh xuân, làm sao An-rê laị không cảm thấy sợ hãi trước sự bách hại của bạo quyền ? Chắc chắn là có. Thế nhưng, lòng yêu mến Chúa Giê-su, muốn làm chứng và đáp đền tình yêu này đã giúp cho anh đôi cánh để vượt thắng sự sợ hãi. Điều đó chứng tỏ rằng tình yêu Chúa Giê-su trong lòng anh lớn hơn sự nguy hiểm đe doạ đến từ bên ngoài, hoặc là sự cảm nghiệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, Đấng vô tội đã trở nên kẻ tội nhân vì chúng ta, giúp cho anh hiểu được giá trị sự thông phần vào cuộc khổ nạn của Ngài như thế nào. Lời của thầy An-rê sau khi bị bắt chứng minh điều đó :

"Hỡi anh em, đối với Chúa Giê-su yêu dấu của chúng ta, hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chiu chết đau khổ vì chúng ta, ta hãy lấy sự sống đáp lại sự sống" (NCTN tr. 147).


"Lấy tình yêu đáp lại tình yêu" là gì? nếu không phải là tình yêu mà Chúa Giê-su trao ban cho anh, ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội, đã thấm vào trong tim trong máu, trở thành chính con người của anh; và giờ đây, khi chấp nhận hy sinh để làm chứng cho tình yêu ấy, anh muốn chứng minh một điều: tình yêu Chúa Giê-su trao ban cho anh đã không trở thành vô ích, và được đơm hoa kết trái. Tình yêu trở thành của lễ. Khi tình yêu được đón nhận biến thành của lễ, An-rê đang đặt bước chân mình trên con đường Thầy Chí Thánh đã đi xưa : sống mầu nhiệm tự hạ để vinh quang của Thiên Chúa được bày tỏ nơi thân phận yếu đuối con người.

"Lấy sự sống đáp lại sự sống" là gì? nếu không phải là sự cảm nhận sâu sắc về tình yêu của Thiên Chúa như là nguồn cội của cuộc sống con người. Một cuộc sống không biết đến Thiên Chúa Cha là Đấng đã ban tặng cho con người sự sống, không biết đến Chúa Giê-su là Đấng đã giúp cho con người tìm lại được sự sống đích thực, không biết đến Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn cho con người biết sống như thế nào cho đẹp lòng Chúa, có phải là một cuộc sống đáng sống không ? Thái độ biết ơn về sự sống do niềm tin đem lại có sức giúp cho vị chứng nhân trẻ tuổi có sức mạnh vượt thắng sự sợ hãi.

Anh chị em GLV thân mến,

Khi Chúa Giê-su chấp nhận bước vào cuộc Tử Nạn, có lẽ Ngài cũng chẳng để ý đến một ngày kia sự vâng phục tự hạ và tình yêu của Ngài có thể tác động một cách mạnh mẽ trên cuộc đời của thầy giảng An-rê như thế . Và đến phiên Thày Giảng An-rê, có lẽ Ngài cũng không dự đoán được ảnh hưởng của tình yêu ngài đối với Chúa Giê-su đã tác động trên mỗi người GLV chúng ta ngày nay như thế nào. Và rồi đến phiên chúng ta, chúng ta cũng không thể dự đoán trước được những nỗ lực hy sinh của chúng ta trong công việc dạy giáo lý sẽ có những tác động tích cực trong tâm hồn của các em thiếu nhi và các bạn trẻ như thế nào đâu. Các bạn có dám tin rằng giữa những em thiếu nhi và các bạn trẻ đang học giáo lý hiện nay, sẽ có những tâm hồn cảm nhận sâu sắc về tình yêu của Chúa Giê-su, được thông truyền qua chính cuộc sống của người giảng viên giáo lý không ? Tại sao không nhỉ ?

Hãy cố gắng tin tưởng vào sự tác động của Chúa Thánh Thần trên công việc mà chúng ta đang làm. Đừng nản lòng trước những khó khăn mà các bạn đang gặp trong khi thi hành công việc giảng dạy giáo lý, vì Chúa Giê-su đang hiện diện trong công việc của chúng ta và chính tình yêu Ngài sẽ làm cho những hy sinh của chúng ta được đơm hoa kết trái.

 


Lm. Vinhsơn Nguyễn Văn Bản

Mục lục

 

 

NỮ TU HIỀN THÊ CỦA ĐỨC KITÔ

 

Khi tuyên khấn giữ mình đồng trinh, người nữ tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn. Hay nói cách khác con tim của người nữ tu thay vì hiến dâng cho một nam nhân, thì nay hòan tòan hiến dâng cho Đức Kitô, từ nay hòan tòan thuộc về Đức Kitô, và được ví như hiền thê của Người.


Sự ví von nầy mang tính chất lãng mạn nên thơ, nhưng là một sự ví von mang đến nhiều hiểu lầm. Bởi con ngừơi luôn bị chi phối bởi những cái nhìn lệch lạc, và lấy đời sống tính dục như là tâm điểm của cuộc sống. Mọi sinh họat đều qui về tính dục. Do đó người ta không thể hiểu tại sao những cô gái xinh đẹp như thế mà lại chọn đời sống độc thân? Rồi người ta làm những cuộc phân tích thuộc khoa tâm sinh lý để đi đến kết luận: để có đựơc một đời sống quân bình đòi buộc người ta phải cân bằng đời sống tâm sinh lý. Rồi kết luận võ đoán rằng, các nữ tu đã nỗ lực đi tìm sự quân bình đời sống qua việc chọn Đức Kitô như vị hôn phu, và tình yêu dành cho Đức Kitô chỉ để quân bình đời sống tâm sinh lý. Họ dựa vào CƯ để khẳng định ngừơi nam và ngừơi nữ chỉ có thể triển nở nhờ việc kết hợp lại với nhau. Trong Kinh Thánh đã không ca tụng đời sống vợ chồng đó sao! Hãy nghe Diễm tình ca cất tiếng:


“Ứơc gì chàng hôn ta những nụ hôn chính môi miệng chàng! Ân ái của anh còn ngọt ngào hơn rượu. …. Hãy kéo em theo anh, đôi ta cùng mau bước! Quân vương đã vời thiếp vào cung nội” (Dc 1, 2.4)

Và đó cũng là lý do để người ta thêu dệt những câu chuyện tình của Chúa Giêsu, như “cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa”, và mới đây nhất là cuốn tiểu thuyết của Dan Brown “The Da Vinci Code”, đã được dựng thành phim, đang là đề tài gây nhiều phản ứng gay gắt từ phía Giáo hội Công giáo. Một cuộn phim chứa đầy tình nhạo báng đức tin công gíao được diễn tả qua cuộc tình của Chúa Giêsu với bà Maria Madalêna.


Vì vậy cần phải hiểu lời tuyên khấn trinh khiết không là để biến mình thành hôn thê của Đức Kitô. Hôn thê của Đức Kitô chỉ được hiểu trong chiều kích Giáo hội. Để diễn tả mối quan hệ của Giáo hội đối với Chúa Giêsu Thánh kinh thường dùng các hình ảnh, đặc biệt hình ảnh về “Thân thể Đức Kitô” (Rom 12, 5; 1 Cor 10, 16; 1 Cor 12, 12 – 27; Col 1, 18; 2, 19; Eph 1, 22tt; 4, 1 – 16) và “Hiền thê Đức Kitô” ( Kh 12, 1 -6; 19, 7; 21, 2. 9; 22, 17; x. 1 Cor 6, 12 – 20; Eph 5, 21 – 32). Công đồng Vat. II đã trình bày: “Chúa Kitô yêu thương Giáo hội như hiền thê Người, Ngừơi trở thành gương mẫu của ngừơi chồng yêu vợ mình như yêu chính bản thân (x. Eph 5, 25 – 28); còn Giáo hội tùng phục Đầu mình (Eph 5, 23 -24)” (LG 7). Khi trình bày Gíáo hội “Hiền thê Đức Kitô” Công đồng nhấn mạnh trước tiên đến sự phân biệt giữa Giáo hội với Đức Kitô, Giáo hội đứng đối diện với Người trong một tương quan cá nhân, nhờ tình yêu của Đức Kitô dành cho Giáo hội, mà Giáo hội được nâng cao phẩm gía, được thánh hóa và được giữ gìn khỏi cái chết bởi tội lỗi. Bởi tự bản chất Giáo hội không thể thánh thiện, chỉ nhờ tình yêu Đức Kitô, Giáo hội được thánh thiện, như nhà thần học Karl Rahner trong tác phẩm “Giáo hội của người tội lỗi” biên soạn vào năm 1947 đã đưa đoạn Tin mừng của Thánh Gioan 8, 1 – 11 đề áp dụng cho Giáo hội:


“Những người luật sĩ và biệt phái – những hạng người đó không chỉ có trong Giáo hội, nhưng ở mọi nơi -, lôi ‘người đàn bà’ đến trước mặt Chúa với một chút tình cảm chân thật thầm kín: người đàn bà – may qúa – cũng không tốt gì hơn chính họ, để tố cáo bà ta: ‘Thưa thầy, người đàn bà nầy phạm tội ngoại tình vừa mới bị bắt gặp qủa tang. Thầy nói sao về chuyện nầy?’ Người đàn bà không chối cãi việc tố cáo nầy. Không, đó là một sự tức giận. Và không có một chút gì thêu dệt. Bà ta nghĩ đến tội của bà, vì qủa thật bà đã phạm tội, và bà không quên điều đó (một người tớ nữ khiêm hạ có thể làm cách khác được chăng?) trước vẻ huy hoàng vừa ẩn dấu vừa tỏ lộ của sự thánh thiện. Và bà không muốn phủ nhận. Bà chính là Giáo hội tội nhân đáng thương. Sự khiêm hạ của bà, nếu không có nó thì không được thánh hóa, chỉ nhìn thấy tội của mình. Bà đang đứng trước Đấng mà bà tín thác vào, trước Đấng yêu thương bà và đã tự trao ban chính mình vì bà, để thánh hoá bà, trước Đấng biết rõ tội của bà hơn kẻ tố cáo bà biết bà. Nhưng Chúa hoàn toàn im lặng. Người viết tội của bà trên cát của lịch sử thế giới, một lịch sử sẽ bị biến đi cùng với tội của bà. Người im lặng trong cho khoảnh khắc, cái khoảnh khắc đó là cả hằng thế kỷ đối với chúng ta. Người kết án bà chỉ qua sự im lặng của tình yêu Người, cái tình yêu mang đến lòng thương xót và sự thứ tha. Trong thế kỷ nầy tới thế kỷ khác xuất hiện những kẻ tố cáo mới đứng bên cạnh ‘người đàn bà nầy’ và luôn lập lại việc từ từ rón rén rời bỏ đi, người nầy tới người khác, bắt đầu là những người lớn tuổi nhất; rồi chẳng còn một ai, chẳng có một ai vô tội. Cuối cùng chỉ còn một mình Chúa với bà. Và Chúa ngẩng đầu lên hướng nhìn người đàn bà ngoại tình, hiền thê của Người và hỏi: ‘nầy chị, những người kết án chị đâu cả rồi? Không có ai kết án chị ư?’ Ngươì đàn bà trả lời trong sự hối hận và lòng khiêm nhượng không thể diễn tả được: ‘thưa Ngài, không có ai’. Bà kinh ngạc và hầu như muốn ngã qụy vì không có một ai kết án bà. Chúa đi lại về phía bà và nói:‘Tôi cũng không muốn kết án chị’. Người hôn lên trán chị và nói: ‘Hiền thê của Ta, Giáo hội thánh thiện của Ta’”( K. Rahner, Kirche der Sünder, in: Schr. Z. Th. VI., 319f.)


Như vậy hiền thê của Đức Kitô không phải là riêng một chị nữ tu nào, nhưng là Giáo hội, là bao gồm tất cả những ngừơi được qui tụ vào trong Giáo hội. Vậy đức Khiết tịnh mà ngừơi nữ tu tuyên khấn không gì khác ngoài việc trở nên giống Đức Kitô, để “yêu mến Chúa và mọi ngừơi cách nồng nàn hơn. Vì thế, đức Khiết tịnh là dấu chỉ đặc biệt của kho tàng trên trời và cũng là phương tiện thích hợp nhất cho các tu sĩ hân hoan hiến mình để phụng sự Thiên Chúa và làm việc tông đồ” (PC 12).

Dĩ nhiên trong công trình tạo dựng Thiên Chúa “đã dựng nên ngừơi nam và ngừơi nữ” (st 1, 27), có nghĩa hôn nhân là một định chế đựơc Thiên Chúa thiết lập và tình yêu nam nữ là một hành vi đựơc Thiên Chúa chúc phúc. Từ người nam và người nữ, Thiên Chúa tạo nên một hữu thể duy nhất, để từ đó tìm kiếm “một dòng dõi do Chúa ban” (Mal 2, 14tt). Tuy nhiên định chế hôn nhân không là khuôn mẫu bắt buộc mọi ngừơi phải noi theo, bởi vì có một thực tại cao hơn thực tại trần thế, đó là thực tại “Nứơc Trời”. Đức Giêsu đã mặc khải cho biết điều đó, nơi “Nước Trời” không có chuyện lấy vợ gả chồng (x. Lc 20, 35). Chính Đức Kitô đã thể hiện dạng thức Nước Trời ngay chính trong đời sống của Người qua việc sống độc thân, một việc làm mà các Rabbi Do thái thời đó không thể chấp nhận được. Chính Đức Kitô cũng đã thổ lộ: “có những ngừơi tự trở nên họan nhân vì Nước Trời” (Mt 19, 12). Vậy việc khấn đức Khiết tịnh của ngừơi tu sĩ chính là trở nên giống Đức Kitô để loan báo thực tại Nước Trời, nơi đó những công dân Nước Trời là anh chị em với nhau, không còn bị chi phối bởi những dục tình, những ham muốn theo khuynh hướng tình dục. Ở nơi đó con ngừơi không còn bị chi phối bởi một tình yêu quy ngã, nhưng là một tình yêu hướng tha. Sự khiết tịnh của những người độc thân trinh khiết, biểu lộ một con tim không chia sẻ dâng hiến cho Thiên Chúa (x. 1 Cr 7,32-34), phản ảnh tình yêu vô biên đang kết nối Ba Ngôi Vị Thần Linh trong chiều sâu nhiệm mầu của đời sống Ba Ngôi; tình yêu mà Ngôi Lời nhập thể làm chứng cho đến hy sinh mạng sống; tình yêu ‘đã được đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần’ (Rm 5,5), tình yêu thúc bách chúng ta đáp trả với trọn tình thương dành cho Thiên Chúa và anh em.” (Vita consecrata số 21)



Hành vi yêu thương lý tưởng nầy không là chuyện đơn giản, như Công đồng Vat. II nhận định: “sự tiết dục trọn vẹn đụng chạm đến những khuynh hướng thâm sâu của bản tính con người” (PC 12). Bởi vậy đời tận hiến sống khiết tịnh luôn đối diện với nhiều thách đố, nhất là trong thời đại hôm nay, một thời đại đang đề cao nền văn hóa hưởng thụ “chủ trương tháo gỡ mọi qui tắc khách quan của tính dục, thường giản lược tính dục thành một trò chơi và món hàng tiêu thụ” (Vita consecrata số 88). Cho nên, để có thể bước vào đời sống yêu thương như Đức Kitô, người tu sĩ cần phải được huấn luyện trưởng thành về mặt tâm lý, tình cảm, phải cung cấp cho các tu sĩ khả năng suy tư về phái tính trong chương trình sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa (x. Huấn thị của Thánh bộ Tu sĩ về những chỉ dẫn việc đào tạo trong các hội dòng, số 39). Đào tạo ý thức về đời sống chung anh em, chị em với nhau như là một hồng ân cao qúi. Chính qua đời sống chung tập thể, người tu sĩ không còn sống cho mình, nhưng sống cho và với người khác và thúc đẩy họ phục vụ người khác trong sự hiến mình khiêm hạ không tính toán ích kỷ. Chỉ dẫn người tu sĩ nhận ra việc tuân giữ đức Khiết tịnh như là việc tìm kiếm vẻ đẹp của Thiên Chúa, từ đó thúc đẩy người được thánh hiến “chăm sóc hình ảnh Thiên Chúa đã bị bóp méo trên bộ mặt anh chị em mình, những bộ mặt hốc hác vì đói khổ, những bộ mặt thất vọng vì những lời hứa hẹn chính trị, những bộ mặt tủi hổ vì thấy văn hoá của mình bị chà đạp, những bộ mặt kinh đảm vì bạo lực mù quáng xảy ra thường ngày, những bộ mặt lo âu của người trẻ, những bộ mặt của những phụ nữ bị xúc phạm và hạ giá, những bộ mặt mệt mỏi của những người di dân không được ai tiếp nhận, những bộ mặt u buồn của những người có tuổi không có những điều kiện tối thiểu để sống cho ra sống. Đời thánh hiến dùng ngôn ngữ của việc làm để nói rằng lòng mến Thiên Chúa là nền tảng và là thuốc kích thích một tình yêu nhưng không và ân cần” (Vita consecrata 75).

 

Lm Antôn Hà Văn Minh

Theo Web site Giáo phận Phú Cường

Mục lục

 

 

 

 

Ngày 1 tháng 8 : THÁNH ANPHONG, GIÁM MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH

 

VỊ THÁNH KHÔNG ĐỂ PHÍ PHẠM BẤT CỨ PHÚT GIÂY NÀO TRONG ĐỜI

 

 

Mt 13, 36-43

 

Thánh là người để Thiên Chúa chiếu dọi mọi ngõ ngách con người của mình. Mỗi vị thánh một kiểu, mỗi vị thánh một cách, nhưng tựu trung họ đều có một mẫu số chung:”hoàn toàn thuộc về Chúa”. Thánh Anphongsô, Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế luôn để ý đến những người nghèo, yêu thương người nghèo và sống chết cho người nghèo khổ, tất bạt, bơ vơ. Ngài đã làm một lời thề hứa:” Không để mất đi vô ích bất cứ một giây phút nào trong cuộc đời mình”.

 

MỘT CON NGƯỜI MỘT CUỘC ĐỜI:

 

Thánh Anphongsô sinh ngày 27 tháng 9 năm 1696 trong một gia đình giầu có, quí phái và đạo đức tại Marinella gần Naples nước Ý Đại Lợi. Ngài là con trưởng của một gia đình gồm 7 anh chị em. Ngài có đầu óc rất thông minh và trái tim hết sức nhạy cảm. Cha Ngài làm việc trong triều đình . Mẹ của Anphongsô là người nhân đức và giầu lòng bác ái. Anphongsô ngay từ tấm bé đã học rất giỏi và đầu óc minh mẫn, biện phân các sự việc rất phân minh. Anphongsô có tấm lòng quảng đại nhưng tính tình nóng nảy và cương quyết, nên Ngài đã thắng vượt được nhiều thử thách, thăng trầm giăng mắc, bủa vây đời sống của Ngài. Tuổi đời mới lớn lên, Anphongsô đã chứng tỏ Ngài là một sinh viên ưu tú, xuất sắc, Ngài đã được ban giám khảo miễn trừ cho 3 tuổi, do đó, mới 16 tuổi đầu, Anphongsô đã đậu hai bằng tiến sĩ luật đạo và trở thành vị luật sư trẻ lúc mới có 20 tuổi đời. Với tuổi trẻ, với hai mảnh bằng tiến sĩ, với vóc dáng tươi đẹp, Anphongsô đã là đối tượng của nhiều cô gái say mê Ngài. Và quả thực, trái tim Ngài đã chinh phục được một cô gái nhà giầu trẻ đẹp, nhưng một biến cố đã làm đảo lộn tất cả. Ngài biện hộ cho một thân chủ trong một vụ kiện đáng lẽ Ngài đã thắng một cách dễ dàng, nhưng chỉ một sơ sót nhỏ đã làm Ngài bị thua…Bị nhục, Anphongsô vào phòng và đóng cửa nằm đó mấy ngày, không ăn uống, Ngài nghiền ngẫm sự thất bại mà Ngài gặp phải trong vụ kiện này. Việc gì Thiên Chúa làm Thiên Chúa đã làm theo ý của Ngài :” Sự giầu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào ! Quyết định của Người, ai dò cho thấu ! Đường lối của Người, ai theo dõi được” ( Rm 11, 33 ). Thiên Chúa đã đưa Anphongsô đi vào khúc ngoặt của cuộc đời Ngài. Nhân một dịp đi thăm bệnh nhân, Anphongsô đã nghe một tiếng nói:” Anphongsô, Anphongsô, ngươi còn ở ngoài đời làm gì nữa ?”. Anphongsô quay phất lại, nhưng Ngài không thấy gì. Lần thứ hai, Anphongsô lại nghe tiếng nói ấy. Ngài vẫn không thấy gì. Bất chợt, Anphongsô được Chúa soi sáng và Thánh Thần tác động bên trong. Ngài bước vào một ngôi thánh đường lân cận được thánh hiến cho Đức Trinh Nữ Maria. Anphongsô quyết định sẽ trở thành linh mục và trở thành nhà hùng biện thuyết giảng Tin Mừng. Ngài đã đặt thanh bảo kiếm tượng trưng cho dòng tộc quí phái và quyền uy dưới chân Đức Mẹ Ban Ơn.

 

Ngài làm cử chỉ ấy như một lời thề với Chúa:” Lạy Chúa, con đây. Chúa hãy dùng con như Chúa muốn. Con đặt hết dưới chân Chúa cuộc đời của con “. Trở ngại cam go nhất là gia đình. Cha của Anphongsô không đồng ý cho Ngài dâng mình cho Chúa. Thế nhưng trước ý chí cương quyết của Anphongsô, người Cha cũng đã phải nhượng bộ. Điều này hoàn toàn đúng như lời thánh Phaolô viết:” Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa ? Ai đã làm cố vấn cho Người ? Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau   Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Chúa đến muôn đời “ ( Rm 11,34-36 ).Anphongsô đã học thần học và dành nhiều thời giờ để làm việc tông đồ. Anphongsô chịu biết bao khổ nhục, biết bao khinh miệt do các bạn gây ra. Tuy nhiên, với Chúa giúp, Ngài đã luôn vui lòng chịu đựng để trở nên giống Chúa hơn. Anphongsô được trao sứ vụ linh mục ngày 21 tháng 12 năm 1726. Cha Anphongsô luôn chuyên chú tới việc rao giảng và khuyên nhủ người ta tiến bước trên đường nhân đức. Chính lời rao giảng của Anphongsô đã đánh động tâm hồn chai cứng của cha Ngài. Ông ôm chầm lấy Anphongsô và nói:”Ôi con yêu dấu, con đã làm cho cha nhận biết Thiên Chúa. Anphongsô con cha, giờ đây cha rất vui sướng vì thấy con đã ôm ấp được một lý tưởng cao quí. Cha xin lỗi con vì trước kia cha đã làm phiền lòng con và dám chống lại ý Chúa “.

 

Vào năm 1732, thánh Anphongsô đã thiết lập Dòng Chúa Cứu Thế, một Dòng chuyên lo cho những con người bơ vơ tất bạt. Dòng Chúa Cứu Thế đã giúp ích rất nhiều cho Giáo Hội. Các sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế chuyên lo giảng giải Tin Mừng, đặc biệt lo cho những người nghèo khó, neo đơn, bơ vơ, tất bạt và truyền bá lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria với tước hiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Năm 1762, Ngài được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận thánh Agatha Gothorum. Ngài đã để rất nhiều giờ viết nhiều sách đạo đức, thần học và luân lý rất có giá trị. Những năm cuối đời, Ngài gặp rất nhiều thử thách: bị bách hại, bị xao xuyến, bị lo âu…nhưng cuối cùng Ngài đã lấy lại được bình an và ra đi an bình, thánh thiện trong tay Chúa và anh em trong Dòng ngày 01/8/1787.

 

Đức Thánh Cha Pio IX đã phong Ngài làm tiến sĩ Giáo Hội năm 1871, và Đức Giáo Hoàng Piô XII đặt Ngài làm quan thầy các cha giải tội và các nhà luân lý.

 

THÁNH ANPHONGSO HỨA KHÔNG BỎ PHÍ MỘT GIÂY PHÚT NÀO:

 

Thánh Anphongsô đã luôn sống đúng điều Ngài đã thề hứa với Chúa. Dám sống không bỏ phí bất cứ một giây phút nào trong cuộc đời quả thực là một lời thề hứa khó khăn. Nhưng người ta có thể thấy suốt cuộc đời của Ngài là một cuộc chiến không ngừng. Ngài làm việc không biết mệt mỏi. Ngay từ lúc làm linh mục, Ngài đã miệt mài, chuyên chăm làm việc. Tất cả cho các linh hồn, tất cả cho những người nghèo khó, bơ vơ…Ngài dậy học các lớp học về đêm cho kẻ chăn dê, chăn cừu, những kẻ khốn cùng đầu đường xó chợ. Ngài cử hành thánh lễ, ban các bí tích, đi thăm người nghèo, người đau ốm bệnh tật. Ngài viết sách không ngừng. Nhìn vào các pho sách Ngài để lại, không ai có thể tưởng tượng nổi sức làm việc của Ngài bền bỉ đến thế nào và trí óc của Ngài thông minh đến mực nào. Ngài lập Dòng với bao khó khăn từ mọi phía, Ngài kiên trì cầu nguyện và chấp nhận mọi khó khăn như ý định của Thiên Chúa trên cuộc đời Ngài. Trên Tòa Giám Mục, Ngài điều khiển địa phận, lo cho Dòng và viết sách. Ngài làm việc từ sáng tới tối, từ tối tới sáng. Ngài rất ít giờ nghỉ ngơi, ngủ nghỉ. Ngài thấm thía lời của thánh Phaolô tông đồ:” Không làm việc thì đừng ăn”. Ngài cảm nghiệm sâu xa lời Chúa:” Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như cha Ta “ Những lời của Kinh Thánh đã đánh động tận đáy lòng của Ngài và thánh Anphongsô đã thực hiện trong cuộc đời của Ngài lời thề hứa mà sau này chúng ta không thấy bất cứ một cha một thầy nào trong Dòng Chúa Cứu Thế dám noi gương bắt chước Ngài…Một lời thề rất khó thực hiện, nhưng thánh Anphongsô đã hoàn thành các tốt đẹp nhất.

 

Ngày hôm nay trên toàn thế giới Dòng Chúa Cứu Thế đang phát triển không ngừng và đã giúp ích cho Giáo Hội rất nhiều. Mọi sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế luôn hạnh phúc và hãnh diện vì có Đấng Thánh lập Dòng sống thánh thiện đến nỗi không bao giờ dám bỏ phí một giây phút nào mà không làm lợi và làm vinh danh Thiên Chúa. Với những pho sách khổng lồ về Thần học, Luân Lý, Tín Lý và Thiêng Liêng thánh Anphongsô đã minh chứng cho mọi người tin:” Thánh Anphongsô quả đã không phí phạm một giây phút nào trong cuộc sống của Ngài”.

 

Lạy Cha Thánh Anphongsô xin đốt lên trong tâm hồn các sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế lòng nhiệt thành yêu mến các linh hồn.

Xin thắp lên ngọn lửa đức tin để các sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế  luôn đi đúng hướng Vị Thánh Lập Dòng đã vạch ra.

Xin Thánh Anphongsô cầu thay nguyện giúp cho chúng con các sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế luôn cao rao lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria với tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Lạy Chúa, giữa lòng Giáo Hội, Chúa đã muốn cho gia đình Dòng Chúa Cứu Thế được khai sinh như một cây nho chính tay Chúa trồng và săn sóc từ thuở ban đầu cho đến ngày nay.

Tất cả chúng con xin hết lòng hân hoan tạ ơn Chúa. Chúa đã thương trồng cây nho bé mọn Dòng này. Bao lần, Chúa đã mạnh tay quét sạch khó khăn, dẹp hết chướng ngại; Chúa đã khẩn hoang bốn bề quang đãng để nó bén rễ sâu và lan rộng khắp các lục địa. Chúa cũng đã cho bóng nó rợp các núi non, nhánh nó vươn dài đến các đại dương, chồi nó nảy lên mạnh mẽ. Chúa lại ban cho nó một tương lai hứa hẹn.

Nguyện xin Chúa tiếp tục bảo vệ cây nho tay phải Chúa đã vun trồng, xin cho nó vươn lên mãi, lá xanh, hoa tốt để mang lại cho thế giới những chùm quả ơn cứu chuộc chứa chan nơi Chúa. Amen.

 

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi  DCCT

Mục lục

 

 

HUẤN THỊ SỐ 5 (03-2001)

của Thánh Bộ Phụng Tự & Kỷ Luật Bí Tích nói gì

VỀ VẤN ĐỀ PHIÊN DỊCH ?

 

LỜI NÓI ĐẦU

Năm bài trong tập sách nhỏ này là những bài đã đăng rải rác trên mạng Vietcatholic từ mấy tháng qua. Nay tôi  tập trung lại trong tập này và đề là Huấn thị số 5 nói gì về vấn đề phiên dịch ? Sở dĩ như vậy vì phiên dịch, nhất là phiên dịch phụng vụ là vấn đề hệ trọng đáng mọi người quan tâm.

Tôi được nghe nói Huấn thị này ra đời là vì ở một số nơi, như  Hoa kỳ chẳng hạn, đang có vấn đề lộn xộn về ngôn ngữ phụng vụ. Ở đó người ta đòi khi dùng đại từ chỉ Chúa, phải dùng cả hai giống vừa “He” vừa “She”. Vấn đề cứ nhùng nhằng mãi, khiến cho bản dịch phụng vụ ở Mỹ đến bây giờ xem ra vẫn chưa ngã ngũ. Nay Tòa thánh muốn  ra một tài liệu chính thức để chấm dứt tình trạng đó. Ngoài ra, cũng có thể là ngay ở Ý, bản dịch sách lễ Rô-ma có những lời nguyện người Ý không dịch sát hoàn toàn theo tiếng La-tinh mà thêm bớt hay xếp đặt lại cho gọn gàng và hay hơn như người ta nghĩ. Rồi cũng có thể như ở Hà lan, người ta có đến hơn 20 bản Kinh Tạ Ơn trong đó có một bản riêng để đọc trong Mùa World Cup (theo sách Vers une liturgie sécularisée : Hướng về một nền phụng vụ tục hóa, xuất bản cách đây hơn 30 năm của tác giả Matura).

Nếu bình tĩnh và không vội nổi nóng để phân tích và tìm hiểu, chúng ta cũng có thể thấy một vài điểm tích cực trong các hiện tượng trên, đành rằng có nguy hiểm trệch xa chính lộ và gây nên xáo trộn. Nhưng phải nhìn nhận rằng những hành động đó có thể là khởi điểm cho những tìm tòi và nghiên cứu để đi tới một nền phụng vụ linh hoạt gần với đời sống, (tất nhiên dưới sự kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan chức năng là Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích).

Huấn thị số 5 ra đời cũng không ngoài mục đích đó. Huấn thị đã được ban hành từ năm 2001, nhưng ở Việt nam ít ai biết đến, lại càng ít người đọc nữa. Mấy năm qua, tôi chỉ nghe nói loáng thoáng là từ nay dịch tiếng La-tinh phải dịch thật sát, tiếng La-tinh trong bản văn ở chỗ nào thì phải để ở chỗ đó, khi dịch sang tiếng bản quốc. Vì vậy, gần đây tôi mới tìm đọc bản gốc. Đọc rồi, tôi thấy nội dung không đến nỗi quá khe khắt ngặt nghèo như thế, bằng chứng là sau khi ra luật thì ngay bên cạnh, vẫn có những cụm từ như chừng nào có thể, quantum fieri potest, hay gặp từ La-tinh nào khó, có ý nghĩa quan trọng mà không thể chuyển sang ngôn ngữ hiện hành trong thời đại chúng ta, thì có thể dùng những kiểu khác, hoặc một từ  hay nhiều từ kết hợp, hay đặt ra một từ mới v.vQuotiescumque vocabulum aliquot latinum significationem habet gravem, quam difficile est in linguam aetate nostra vigentem reddere (veluti verba “munus”, “famulus”…) in translatione adhiberi possunt variae rationes, sive eo quod vocabulum uno verbo sive pluribus conjunctis redditur sive ut vocabulum novum condatur… (LA 53)

Rồi sửa hay dịch lại bản cũ cũng thế. Khi nào thấy sai sót mới sửa, mà có hay hơn mới sửa (in melius), còn ngoài ra chỉ nên điều chỉnh hay bổ túc. Đó là điều các sách lễ bên Âu châu như Pháp, Đức, Ý vẫn còn để như cũ, chỉ thêm khi cần phải thêm, hay sửa chỗ nào cần sửa thôi.

Trong năm bài, có bài Dịch thế nào cho sát ?, là không lấy ra từ  Huấn thị mà chỉ là bài nhập đề cho tập sách, vì nội dung chính yếu của Huấn thị nói về vấn đề phiên dịch. Về vấn đề này, mỗi nguời hiểu theo một lối và làm theo một cách. Vì vậy, nên dựa vào một tiêu chuẩn do tác giả Nide nói, trong sách bàn về Lý thuyết phiên dịch của ông. Đúng như ông nói : điều cốt yếu trong vấn đề dịch là dịch sát. Nhưng thế nào là sát và dịch như thế nào mới sát. Bởi thế, mới có bài bên lề này.

                                                     

DỊCH THẾ NÀO CHO SÁT ?

Những năm gần đây, sách dịch rất nhiều, có cuốn dịch hay, có cuốn dịch dở. Hay hay dở là chuyện bình thường, vì điều ấy tùy thưộc ở tài trí và khả năng cũng như quan điểm của người dịch. Ở đây chỉ xin nói đến quan điểm của người dịch. Quan điểm đó là dịch sao cho sát. Nhưng dịch sát là thế nào và dịch sao cho sát ?

Dịch sát là dịch đúng như nguyên ngữ. Nguyên ngữ viết thế nào thì dịch ra như vậy. Đúng thế. Theo Nide, người đã viết sách về lý thuyết phiên dịch thì dịch sát là đòi hỏi căn bản. Nhưng sát có hai nghĩa và nhiều cách dịch khác nhau nhưng vẫn là sát. Đó là dịch sát chữ và sát nghĩa. Có những trường hợp dịch sát chữ không có vấn đề, thí dụ tiếng nước ngoài là cái bàn thì mình dịch sang tiếng Việt cứ dịch là cái bàn, sát chữ, sát nghĩa như vậy. Nhưng cũng có những câu, những chữ không dịch sát chữ được mà phải sát nghĩa, thí dụ chữ ăn Tết, cái nồi ngồi trên cái cốc, đồng hồ cửa sổ, xe mùa đông v.v… Những chữ này đối với người Việt Nam rất hay và có ý nghĩa, trong nguyên ngữ cứ nên để vậy. Nhưng khi dịch sang tiếng nước ngoài thì phải dịch sát nghĩa chứ không sát chữ được. Như vậy phải dịch cái nồi ngồi trên cái cốc là cái phin pha cà phê, đồng hồ cửa sổ là đồng hồ chỉ ngày tháng, xe mùa đông là xe gắn máy lạnh, ăn Tết là cử hành long trọng ngày đầu năm âm lịch. Chúng ta không thể chê người dịch như thế là nói vòng vo, dịch không sát.

Mỗi ngôn ngữ có một kiểu cách riêng để diễn tả mà những người thuộc ngôn ngữ đó cho là rất hay, rất thấm thía. Nhưng khi dịch sang tiếng nước ngoài, những chữ, những kiểu đó không thể nào diễn tả được hết. Thí dụ người Pháp nói : cet homme-là respire la santé. Chữ respirer rất hay, diễn tả được nhiều lắm. Chắc hẳn người hiểu biết thì không dịch là con người đó thở ra sức khoẻ, tuy dịch như thế là sát chữ hoàn toàn. Nhưng cái sát đó thật là ngây ngô. Còn nếu có ai dịch : anh ta trông thật là khoẻ khoắn, thì đừng chê là dịch không sát vì không có chữ anh ta, khoẻ khoắn và chữ trông trong câu tiếng Pháp, nhưng nghĩa của câu đó là như vậy. Dịch như thế là sát, nhưng sát nghĩa mà không sát chữ. Cả hai đều là sát, nhưng có cái sát văn vẻ, có cái sát vụng về.

Ngoài ra lại còn nhiều lối dịch khác chữ mà không khác nghĩa. Thí dụ : nhà lãnh đạo rất được yêu mến của chúng ta. Người ta có thể nói một kiểu khác mà nghĩa vẫn không thay đổi, thí dụ : nhà lãnh đạo (mà) chúng ta hết lòng yêu mến. Vì vẻ đẹp của bản văn, nhất là khi bản văn đó được soạn ra để đọc công khai lớn tiếng cho nhiều người nghe, thì người dịch lại càng phải để ý đến từ ngữ, âm điệu của câu văn sao cho nhịp nhàng dễ nghe, dễ đọc và cảm hóa được lòng người.

 

GƯƠNG MẪU HỘI NHẬP CỦA NGHI THỨC RÔ-MA

Câu mở đầu Huấn thị số 5 cho thấy nghi thức Rô-ma là gương mẫu quí báu và dụng cụ hữu hiệu cho việc hội nhập đích thực : “Re quidem vera licet affirmari ipsum Ritum romanum jam esse pretiosum exemplum et instrumentum verae inculturationis.”

Sở dĩ như vậy vì nghi thức thời danh đó có khả năng đáng kể đón nhận cho mình các bản văn, các bài hát, các cử điệu và nghi thức rút ra từ các tập tục và nét thần kỳ của nhiều dân tộc và Hội thánh địa phương Đông cũng như Tây, để tạo thành một sự duy nhất hài hòa và xứng hợp vượt quá ranh giới của bất cứ miền nào : “Ritus enim insignis est notabili facultate sibi assumendi textus, cantus, gestus et ritus a consuetudinibus atque ingenio diversarum gentium et Ecclesiarum particularium sive Orientis sive Occidentis deductos, ad aptam et convenientem unitatem, fines quarumvis regionum excedentem, efficiendam.”

Đặc tính này thật hiển nhiên trong các lời nguyện có khả năng vượt lên trên giới hạn của những hoàn cảnh riêng lẻ và phụ thuộc mà trở thành lời nguyện của các Ki-tô hữu tại bất cứ nơi nào hay thời nào : “Haec proprietas praesertim est conspicua in ejus orationibus quae facultatem praebent primitivorum rerum adjunctorum limites superandi, ita ut orationes evadant christianorum cujusvis loci atque aetatis.”

Do đó, gương mẫu hội nhập của nghi thức Rô-ma hệ tại khả năng du nhập những nét tinh hoa trong nền văn hóa của các dân tộc và các Hội thánh địa phương chứ không phải đem các kinh nguyện của mình hội nhập vào nhiều nền văn hóa và các tập tục địa phương như có người hiểu : “Vì nghi lễ Rô-ma và đặc biệt là các kinh nguyện đã được hội nhập vào nhiều nền văn hóa và các tập tục địa phương.”

Vậy khi chuẩn bị dịch các sách phụng vụ, “phải hết sức ân cần lo bảo vệ tính đồng bộ và lối diễn tả đồng nhất này, không phải như để bảo toàn một lâu đài lịch sử mà chính là để biểu dương những thực tại thần học và mối hiệp thông cũng như sự hiệp nhất mang tính Hội thánh”.

“Công cuộc hội nhập mà việc dịch sang các tiếng bản quốc là một phần, không được coi là con đường đưa tới những thể loại mới hay những tổ hợp nghi thức, nhưng ngược lại, phải nghĩ rằng bất cứ những thích nghi nào được đưa vào để đáp ứng các nhu cầu văn hóa và mục vụ đều là thành phần của nghi thức Rô-ma và hòa hợp với nghi thức này.”

Ritus romani identitas atque expressio unitaria in praeparandis cunctis translationibus librum liturgicorum summa diligentia sunt servandae, non quasi quiddam mnemosynum historicum, sed ut manifestatio realitatum theologicarum, communionis unitatisque ecclesialis. Opus inculturationis, cujus rei translatio in linguas populares est pars, ideo ne habeatur quasi via ad nova genera inferendas, contra oportet reputatur quavis accommodationes, inductas vel familias rituum ut nesessitatibus culturalibus aut pastoralibus occuratur, partes esse Ritus romanus, eidemque inde harmonice inserendas.”

Để làm công việc này, số 42 trong Huấn thị nêu rõ : “Người dịch phải suy cho kỹ rằng Lời Chúa loan báo trong Phụng vụ không đơn thuần là một tài liệu hoàn toàn lịch sử. Quả thế, bản văn kinh thánh không chỉ bàn về các nhân vật thời danh và những biến cố Trong Cựu Ước và Tân Ước mà còn nhắc cả đến các mầu nhiệm cứu độ và các tín hữu trong thời đại chúng ta cũng như đời sống của họ nữa.

Phải tuân giữ qui luật trung thành với bản văn nguyên thủy, nhưng khi có lời hay kiểu nói nào cho phép lựa chọn giữa nhiều kiểu dịch có thể khả thi, thì phải ra sức chọn kiểu nào khả dĩ làm cho người nghe nhận ra chính mình và những đường nét của đời mình một cách thật sống động, nơi các nhân vật và biến cố được trình bày trong các bản văn.”

Perpendat translator verbum Dei, in Liturgia nuntiatum, non esse ut documentum quoddam mere historicum. Textus enim biblicus non modo de praeclaris hominibus et eventis Veteris ac Novi Testamenti agit, sed de mysteriis quoque salutis, et ad fideles nostrae aetatis necnon ad eorum vitam repetit.

Servata semper norma fidelitatis erga textum originalem, cum aliquod verbum vel locutio praebet inter plures translationis rationes quae fieri possunt, conetur, ut optio illa secum ferat auditorem seipsum ac lineamenta quaedam suae vitae in personis et eventibus in textu propositis quam vivide agnoscere.”

Như thế, những lời trên đây cho thấy rằng phải luôn luôn giữ luật trung thành với nguyên bản, nhưng là một sự trung thành ý thức. có chọn lựa, khi từ ngữ trong bản văn cho phép.

Ngoài ra số 43 trong Huấn thị còn nói thêm rằng mọi kiểu cách chuyển hiện các hình ảnh và cử chỉ của các nhân vật thuộc thiên giới sang hình ảnh nhân giới, hay diễn tả bằng những danh xưng rõ ràng hay cụ thể, điều rất thường hay xẩy ra trong ngôn ngữ kinh thánh, những kiểu cách đó luôn giữ được đầy đủ ý nghĩa, khi chúng được dịch sát chữ, như trong ngữ vựng ấn bản Nova Vulgata, các từ “đi”, “cánh tay”. “ngón tay”, “bộ mặt” của Thiên Chúa, “xác thịt”, “sừng”, “miệng”, “mầm”, “viếng thăm”. Những từ như thế, tốt hơn, không nên diễn nghĩa hay giải thích bằng những từ thông thường trừu tượng hơn, hay mơ hồ. Đối với một số ngữ vựng liên hệ như “linh hồn”, và “thần trí” được chuyển dịch trong Nova Vulgata, phải lưu ý đến các nguyên tắc ở trên, được trình bày trong các số 40-41. Vì vậy, phải tránh dùng đại danh từ hay từ nào trừu tượng hơn thay cho những chữ đó, trừ một vài trường hợp thật là cần thiết. Thật vậy, nên nhớ rằng có những kiểu nói dịch sát bằng thường ngữ, được coi là lạ lùng và vì thế, khiến người nghe phải tìm hiểu và tạo dịp cho việc giảng dạy huấn giáo.”

Omnes formae quae caelitum imagines et gesta in humanam figuram fingunt vel denominationibus definitis seu “concretis” exprimunt, quod saepissime in sermone biblico evenit, modo nonnumquam vim suam servant, cum ad litteram vertuntur, velut in Novae Vulgatae editionis vocabula “ambulare”, “brachium”, “digitus”, “manus”, “vultus” Dei, “caro”, “cornu”, “os”, “semen”, “visitare”, quae vero potius est ne explanentur aut interpretata reddantur per voces vulgares magis “abstractas” vel vagas. Ad vocabula quaedam quod attinet, velut ea, quae “anima”, et “spiritus” in Nova Vulgata transferuntur, cavendum est de principiis supra ad nn 40-41, expositis. Ideo vitandum est ut pro iis pronomen personale aut verbum magis abstractum potius habeatur, in hoc, aliquo in casu, stricte necessarium sit. Cogitetur enim translationem ad litteram factam locutionum, quae mirae animadvertantur in sermone vulgari, hanc ipsam ob rem audiendi exposcere inquisitionem atque occasionem dare catechesis tradendae.”

Nghi thức Rô-ma là mẫu mực cho mọi người tuân theo. Cái hay của mẫu mực đó là đã đón nhận từ bên ngoài những gì là tinh túy tốt đẹp để làm giầu cho mình, và tạo được cho mình khả năng thống nhất và đi tới phổ quát. Nghi thức đó vẫn còn để cho người dịch một khoảng trống không quá ư chật hẹp, đến nỗi bóp chết moị sáng kiến và thích nghi cần thiết, để bản dịch vừa trung thành với ý lại vừa đẹp về từ.

 

SỬA ĐỔI VÀ DỊCH LẠI

Lâu lâu các sách phụng vụ lại thay đổi, hoặc do nhu cầu của thời đại, hoặc do những lễ mới phải thêm vào, thí dụ từ sau 1965 đến nay đã có ba lần thay đổi sách lễ, với những ấn bản mẫu năm 1971, 1992 và 2002 cùng với nhiều lễ mới và lời nguyện như lễ Các Thánh Tử Đạo V.N. v.v…

Huấn thị số 5, đưa ra nguyên tắc sau đây dể hướng dẫn thực thi công việc này : “Rõ ràng là các bản dịch phụng vụ ở nhiều nơi cần được thay đổi lại cho tốt hơn, nhờ việc chỉnh sửa hay biên soạn mới. Những chỗ quên sót hay lầm lẫn mà một số bản dịch sang thường ngữ cho tới nay mắc phải, đã thực sự ngăn cản bước tiến cần thiết trong việc hội nhập, đặc biệt liên hệ tới một số ngôn ngữ ; do đó, khả năng đặt nền móng cho việc canh tân đầy đủ hơn, lành mạnh hơn và đích thực hơn của Hội thánh bị ngăn trở.”. “Attamen perspectum est translationes textuum liturgicorum variis in locis indigere mutatione in melius per emendationem vel per novam redactionem. Omissiones, aut errores, quibus quaedam translationes in linguas populares usque adhuc sunt affectae, impediverunt reapse debitam inculturationis progressionem, maxime quod ad quasdam attinet linguas, unde factum est ut Ecclesiae praecluderetur capacitas fundamenta jacendi plenioris, sanioris veriorisque instaurationis.” (Liturgiam authenticam số 6)

Theo bản văn trên thì cần thay đổi cho tốt hơn. Sự tốt hơn này (nghĩa là đúng hơn, hay hơn và đẹp hơn) có thể được coi là lý do cần thiết và chính đáng vì những chỗ quên sót và lầm lẫn trong bản văn dịch trước.

Số 20 trong Huấn thị nhấn mạnh đến việc phải dịch sát, nghĩa là không thêm, không bớt, cũng không thêu dệt hay nói vòng vo, nhưng vẫn không quên chua thêm “chừng nào có thể” (quantum fieri potest). Đúng thế. Nhưng Huấn thị cũng cho phép được dùng các từ, cú pháp hay lối hành văn giúp cho bản văn dễ hiểu và hợp với cách diễn tả tự nhiên của từng ngôn ngữ, đồng thời phù hợp với đặc tính và nét độc đáo của ngôn ngữ đó một cách chừng mực và khôn ngoan : “… Oportet ut quantum fieri potest, integerrime et peraccurate transferatur, nullis scilicet interpositis omissionibus vel addimentis, quod argumentum rerum, nec paraphrasis aut glossis inductis ; accommodationes ad proprietates seu indolem variorum sermonum popularium oportet sint sobriae et caute efficiantur.” (LA số 20)

Ở đây có thể hiểu sát là sát ý, sát nội dung, chừng nào có thể, tùy theo đặc tính và nét độc đáo của từng ngôn ngữ.

Cuối cùng, văn từ trong bản dịch phụng vụ phải trang trọng và xứng đáng để chúc tụng và tôn thờ Thiên Chúa như số 25 trong Huấn thị nói : “Per verba laudis et adorationis, quae reverentiam et animum gratum fovent erga Dei majestatem ejusque potentiam, misericordiam, atque naturam transcendentem, translationes fami ac siti Dei vivi congruent, quas populus aetatis nostrae experitur, dum simul ad dignitatem et pulchritudinem ipsius celebrationis liturgicae conferunt”, hầu phụng vụ được cử hành cho thật trang trọng và đẹp mắt.

Tuy nhiên, để người tham dự, dù không học thức bao nhiêu có thể hiểu được nội dung của chính văn, bản dịch nên dùng những từ dễ hiểu mà vẫn tôn trọng vẻ trang trọng, nét thanh tú cũng như nghĩa lý của bản văn :

“Ut ea, quae in textu originali continentur etiam fidelibus peculiari institutione intellectuali carentibus pateant et ab iis intelligantur, translationibus id sit proprium, ut quibusdam verbis exprimantur, ad intelligentiam accommodatis, quae tamen simul dignitatem, decorem atque accuratum augmentum doctrinale hujusmodi textuum servent.” (LA 25)

Xem đấy, đủ biết Tòa thánh rất đòi hỏi đối với công việc phiên dịch các bản văn phụng vụ. Vì thế mới có Huấn thị dành riêng cho vấn đề này mang tên Huấn thị số 5 để thi hành nghiêm chỉnh Hiến chế về Phụng vụ đúng đắn của Công đồng Va-ti-ca-nô II (Instructio Quinta ad executionem Constitutionis Concilii Vaticani de Sacra Liturgia recta ordinanda).

Huấn thị này ban hành năm 2001 tại Rô-ma, gồm 133 số, rất đòi hỏi chặt chẽ nhưng cũng rất cởi mở thông thoáng. Huấn thị đòi phải dịch đúng, dịch sát, nhưng cũng mở ra những cửa ngỏ cho bản dịch đúng với nguyên văn, lại thích hợp với đặc tính và nét độc đáo của từng ngôn ngữ và nhấn mạnh đến việc sửa đổi sao cho hay hơn, đúng hơn, khi thấy có những sai sót lầm lẫn trong bản dịch cũ.

Bởi vậy, khi đọc Huấn thị này, độc giả không nên chỉ nhìn thấy ở đây toàn những hạn chế và bó buộc, mà còn nhận ra những chỉ dẫn tích cực cho bước đường tiến tới một bản dịch, vừa đúng, vừa sát lại vừa hay nữa.

 

CHA HAY CHÚA ?

Cha hay Chúa đều được cả, vì người công giáo vẫn gọi Thiên Chúa là Cha và xưng với Người là Chúa. Có điều phải tùy chỗ mà gọi hay xưng với Người cho thuận hợp. Bình thường đối với Ngôi I trong Ba Ngôi Thiên Chúa, người ta quen gọi và xưng với Người là Cha, đúng với danh xưng của Người là Chúa Cha. Đối với Ngôi II, người ta vẫn gọi và xưng với Người là Chúa : Chúa Giê-su Ki-tô. Còn đối với Ngôi III, rõ rệt và giản dị hơn, bao giờ người ta cũng gọi và xưng với Người là Chúa Thánh Thần. Chỉ có từ Chúa là đôi khi có thể lẫn lộn mà hiểu cả về Chúa Cha lẫn Chúa Con.

Vậy, để phân biệt cho rõ, do thói quen và dường như có một sự thoả thuận ngầm không ai bảo ai, khi nói về Ba Ngôi hay Chúa Ba Ngôi, người ta quen dùng từ Thiên Chúa. Còn riêng về mỗi Ngôi thì như nói ở trên, Cha là Chúa Cha, Chúa là Chúa Giê-su Ki-tô, Thánh Thần là Chúa Thánh Thần.

Huấn thị số 5, cũng đề cập đến vấn đề này, khi nói về những hình thức thân thưa với Thiên Chúa mà dùng những từ như Domine, Deus, Omnipotens aeterne Deus, Pater. Số này nói là bản văn gốc dùng nhiều từ khác nhau thì trong bản văn dịch, chừng nào có thể, cũng phải dùng những từ khác nhau cho tương xứng. Ví dụ, trong bản dịch chỉ dùng một từ để dịch các đông từ La-tinh khác nhau như “satiari”, “sumere”, “vegetari” và “pasci”, hay những danh từ như “caritas”, “dilectio”, hoặc các từ khác như “anima”, “animus”, “cor”, “mens” và “spiritus”, thì việc lặp lại những từ ấy có thể làm cho bản văn ra nhàm chán và nhạt nhẽo. Cũng vậy, khi dịch những từ xưng hô với Chúa như “Domine”, “Deus”, “Omnipotens aeterne Deus”, “Pater” hay những từ khác bày tỏ sự van nài mà dịch thiếu thì có thể làm lu mờ kiểu nói phong phú và đặc biệt trong bản văn la tinh người ta dùng để nói lên mối liên hệ giữa các tín hữu và Thiên Chúa.

“Ceterum varietati vocabulorum in textu originali occurrenti respondeat, quantum fieri potest, varietas, qua, translationes sint praeditae. Exempli gratia, usus ejusdem vocabulari vulgaris, quo variae formae verborum latinorum reddantur, sicut “satiari, “sumere”, “vegetari” et pasci ex una parte, aut nomina “caritas” ac “dilectio” ex altera, aut item vocabula “anima”, “animus”, “cor”, “mens” et spiritus, cum iterantur, textum potest extenuare ac tritum efficere. Item defectus in translatione variorum modorum alloquendi, velut “Domine”, “Deus”, Omnipotens aeterne Deus”, “Pater” et cetera, aut variorum verborum supplicationem exprimentium, potest translationem efficere taediosam atque obscurare modum locuplem ac speciosum, quo in textu latino relatio inter fideles ac Deum significatur.” (LA 51)

Tuy nhiên, đến số 53, Huấn thị lại nói : “Mỗi lần một từ La-tinh nào có ý nghĩa quan trọng mà khó chuyển sang ngôn ngữ hiện hành trong thời đại chúng ta (như các từ “munus”, “famulus”, “consubstantialis”, “propitius”, etc.), thì trong bản dịch có thể dùng những kiểu khác, hoặc một từ hay nhiều từ kết hợp, hoặc đặt ra một từ mới có thể là thích hợp, hay chuyển đổi bằng một kiểu viết khác đối chiếu với nguyên bản, (xem số 21 ở trên) hoặc đưa vào một từ đã có nhiều nghĩa.”

“Quotiescumque vocabulum aliquod latinum significationem habet gravem, quam difficile est in linguam aetate nostra vigentem reddere (veluti verba “munus”, “famulus”, “consubstantialis”, “propitius”, in translatione adhiberi possunt variae rationes, sive eo quod vocabulum uno verbo sive pluribus conjunctis redditur, sive ut vocabulum novum condatur, fortasse aptatum aut transcriptum diverso scribendi modo, respectu habito textus primogenii (cf supra n.21), sive inducendo vocabulum, quod jam habitur pluribus sensibus praeditum.” (LA 53)

Các từ Pater, Dominus, Deus, thường được dùng trong các kinh Tạ Ơn. Trong các kinh này, các từ ấy khi thì nói với Chúa Cha, khi thì nói với Chúa Giê-su Ki-tô. Để phân biệt các Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa, thiết tưởng nên dùng hai từ ChaChúa. Khi có từ Cha không thì hiểu về Chúa Cha, khi có từ Chúa không thì hiểu về Chúa Giê-su Ki-tô, dù trong bản văn la tinh dùng chữ Dominus hay Deus, nhưng theo nghĩa thì phải phân biệt là Chúa Cha hay Chúa Con. Ví dụ : trong lời tung hô sau Truyền phép, Đức Giê-su được xưng tụng là Chúa, rồi liền sau đó, trong kinh tạ Ơn, lại xưng với Chúa Cha là Chúa nữa. Điều ấy có thể làm cho người ta lẫn lộn, khó phân biệt Chúa Cha và Chúa Con ở hai nơi. Vì vậy, thiết tưởng ở trên xưng Chúa, ở dưới xưng Cha là thích hợp. Về cách xưng hô với Thiên Chúa, trong bản chú thích Bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ của Ban Phụng Tự năm 1992 có ghi như sau :

“Trong các kinh tạ Ơn, bản la tinh xưng với Thiên Chúa khi thì “Cha” (Pater), khi thì “Chúa” (Dominus), khi lại “Thiên Chúa” (Deus). Trong một kinh đọc liên tục mà thay đổi cách xưng hô như vậy, kể cũng lạ tai, chẳng khác nào khi nói chuyện, một tín hữu xưng với linh mục khi thì “linh mục”, khi thì lại “cha”. Vì cũng ý thức như vậy mà một số bản dịch Phụng vụ nước ngoài như Ý, Bồ-đào-nha cũng uyển chuyển trong cách xưng hô này.

Thay đổi cách xưng hô trong một kinh như vậy lại càng chói tai trong tiếng Việt.. Trong tiếng La-tinh cũng như trong đa số các tiếng khác (kể cả tiếng Trung Hoa) thì sau khi xưng “Cha” (Pater) chẳng hạn, văn phạm các tiếng ấy chỉ dùng đại từ thay thế hoặc hiểu ngầm. Ví dụ trong kinh Tạ Ơn IV, lời Tiền Tụng xưng Pater sancte, nhưng rồi đại từ Tibi, Te thay thế Pater, hoặc et fecisti (danh từ Pater hoặc đại từ Tu được hiểu ngầm hoặc diễn tả trong đuôi động từ). Trong tiếng Việt, chúng ta không thể làm như vậy mà phải nói ra, lặp lại. “Lạy Cha chí thánh, tạ ơn Cha, tôn vinh Cha, Cha là Cha, Cha còn…” Mà nếu trong một kinh, chúng ta nghe “Cha, Cha, Cha” rồi “Chúa, Chúa, Chúa” thì đã có người nói : “Bốn Cha, ba Chúa”. Điều ấy lại càng chói tai, vì nội dung tình cảm của hai từ Cha và Chúa khác nhau : con người đang thưa với Thiên Chúa như con thưa với cha, rồi bỗng nhiên, con người ấy lại thưa với Thiên Chúa như người xa lạ.

Để giải quyết những thắc mắc ấy và dựa theo cách dịch của những Giáo Hội Công Giáo một số nước khác Ủy Ban đề nghị : trong các kinh Tạ Ơn, chúng ta xưng hô với Thiên Chúa là Cha, vì một đôi lý do sau đây :

– Khi đọc các lời nguyện, trong thánh lễ cũng như ngoài thánh lễ, chúng ta đã kêu Thiên Chúa là Chúa nhiều rồi.

– Hơn nữa, theo tinh thần kinh Lạy Cha sẽ đọc sau kinh Tạ Ơn, danh xưng “Cha” giúp người tín hữu nhớ lại rằng nhờ Chúa Ki-tô, chúng ta được diễm phúc gọi Thiên Chúa là Cha, và rằng cùng Chúa Ki-tô, chúng ta dâng lời nguyện và lễ tế lên Chúa Cha. Sau hết và cụ thể hơn, Thiên Chúa mà chúng ta xưng hô trong các kinh Tạ Ơn là Chúa Cha : nhờ Chúa Ki-tô là Chúa Con, chúng ta cầu xin Chúa Cha đổ ơn Chúa Thánh Thần xuống để thánh hóa lễ phẩm. Do đó, chúng ta nên nói rõ để mọi người dễ ý thức trong phần quan trọng này của Thánh lễ.” (Chú thích bản dịch Nghi thức Thánh lễ 1992 của Ủy Ban Phụng Tự trang 88-89)

Như vậy, gọi hay xưng hô với Thiên Chúa là Cha hay Chúa đều được cả. Có điều, như đã nói ở trên, là nên phân biệt (như trong các kinh Tạ Ơn chẳng hạn), để việc xưng hô với từng Ngôi Vị được rõ ràng và do đấy, biểu lộ được mức độ tình cảm và lòng trọng kính phải có trong mỗi trường hợp.

 

PHÊ CHUẨN VÀ CHUẨN NHẬN

Xin tạm dùng hai từ trên để dịch từ approbatio và từ recognitio trong tiếng la tinh. Những từ la tinh đó, Huấn thị số 5 dùng để chỉ việc các bản dịch phụng vụ cần được Hội Đồng Giám Mục một nước hay một miền phê chuẩn rồi sau đó gửi sang Bộ Phụng Tự bên Tòa thánh Rô-ma xin chuẩn nhận. Công việc này được thi hành nghiêm túc, chứng tỏ một sự đòi hỏi gắt gao. Sau đây là những điều chính yếu được Huấn thị trình bày trong các số từ 79-82.

Việc phê chuẩn các bản văn phụng vụ hoặc dứt khoát, hoặc tạm thời hay để thử nghiệm, phải được diễn ra qua chỉ thị. Để công việc này được thực thi cách hợp pháp, phải giữ những điều sau đây :

a) Muốn đưa ra những chỉ thị hợp pháp, cần phải có hai phần ba phiều kín của tất cả các vị trong Hội Đồng Giám Mục được hưởng quyền bỏ phiếu quyết định.

b) Tất cả các bản văn được Tòa thánh phê chuẩn, phải soạn làm hai bản, có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội Đồng và con dấu thích hợp, gửi về Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích. Các bản văn này phải bao gồm :

  i) tên các Giám mục hay các vị đồng hàng do đặc quyền, hiện diện trong phiên họp,

  ii) bản tường trình công việc đã làm, trong đó phải bao gồm kết quả các phiếu liên quan đến từng chỉ thị, thêm số phiếu thuận, nghịch và trắng,

c) hai tập bản văn phụng vụ soạn bằng thường ngữ phải được gửi đi, chừng nào có thể. Cũng bản văn này có thể được gửi bằng đĩa vi tính ;

d) trong bản tường trình đặc biệt, những điều sau đây phải được khai báo rõ ràng :

  i) phương pháp hay tiêu chuẩn được dựa theo trong việc phiên dịch,

  ii) danh sách những người tham dự trong các cấp bậc làm việc khác nhau, cùng với lời ghi chú vắn tắt liên quan đến trình độ học vấn và khả năng chưyên môn của mỗi người trong các vị đó,

  iii) những thay đổi có khi đã được đưa vào, sánh với bản dịch trước, trong sách phụng vụ đã ấn hành, phải được giải thích rõ ràng tại sao đã có những thay đổi đó.

“Approbatio textuum liturgicorum, sive definitiva, sive ad interim seu ad experimentum, fieri debet per decretum. Ut hoc patretur, haec, quae sequntur, oportet observentur. [54]

a) Ad legitima ferenda decreta, duae ex tribus suffragiorum secretorum partes requiruntur, ab omnibus iis qui in Conferentia Episcoporum jure fruuntur suffragium deliberativum ferendi.

b) Omnia acta ab Apostolica Sede probanda, in duplici exemplari exarata, a Praeside et Secretario Conferentiae subscripta sigilloque debite munita, ad Congregationem de Cultu divino et Disciplina Sacramentorum sunt transmittenda. Illis actis contineantur :

i) nomina Episcoporum vel jure aequiparatorum, qui adunationi interfuerunt,

ii) relatio de rebus actis, qua contineri debet exitus suffragationum, ad singula decreta pertinentium, addito numero faventium, adversantium et se suffragii latione abstinentium.

c) Duo exemplaria textuum liturgicorum vulgari sermone apparatorum mittantur ; quantum fieri potest, idem textus praebeatur etiam per microdiscum instrumenti computatorii:

d) in relatione peculiari, ea quae sequuntur, dilucide declarentur : [55]

i) rationes seu criteria in opere translationis servata,

ii) elenchus personarum in diversis laboris gradibus participantium, una cum brevi nota spectante ad ingenii qualitatem et peritiam uniuscujusque earum.

iii) mutationes fortasse inductae respectu prioris translationis ejusdem editionis libri liturgici distincte significentur una cum causis, cur mutationes sint factae,

iv) expositio cujusvis mutationis inductae circa materiam editionis typicae latinae una cum causis, ob quas id necessarium fuerit et una cum mentione prioris licentiae a Sede Apostolica concessae ad hujusmodi mutationem inducendam.” (LA 79)

Việc xin Tòa thánh chuẩn nhận tất cả các bản dịch bản văn phụng vụ là nhằm tạo cho bản văn sự an toàn cần thiết, hàm nghĩa rằng bản văn đó là đích thật và phù hợp với các bản gốc, lại bày tỏ cũng như thực hiện mối dây hiệp thông thật sự giữa người kế vị thánh Phê-rô với các anh em trong hàng Giám mục. Hơn nữa, việc chuẩn nhận này không phải chỉ thuần túy là một hình thức, mà còn là hành vi thực hành quyền cai trị tuyệt đối cần thiết (thiếu vắng quyền này, việc làm của Hội Đồng Giám mục rât ít có hiệu lực pháp lý), nhờ vậy, có thể đưa đến những thay đổi, kể cả những thay đổi cốt yếu. Bởi thế, không được ấn hành bản phụng vụ nào, dịch hay soạn ra gần đây cho chủ tế hay thông thuờng cho giáo dân dùng mà thiếu sự chuẩn nhận. Vì bao giờ luật cầu nguyện cũng phải phù hợp với luật tin, cũng như biểu lộ và củng cố lòng tin của dân Ki-tô giáo, nên các bản dịch phụng vụ không thể xứng đáng với Thiên Chúa, nếu không trung thành chuyển tải sự phong phú của đạo lý công giáo, từ bản gốc sang bản dịch thường ngữ, sao cho ngôn ngữ thánh thiêng thích hợp với nội dung tín lý nó chứa đựng. Ngoài ra, phải tuân hành nguyên tắc này là bất kỳ Hội thánh địa phương nào cũng phải đồng thuận với Hội thánh toàn cầu, không những về đạo lý đức tin và dấu chỉ bí tích, mà còn về các lề thói được khắp nơi chấp nhận, do truyền thống mang tính tông truyền và liên tục để lại. Chính vì thế, sự chuẩn nhận phải có của Tòa thánh là nhằm canh chừng cho chính các bản dịch cũng như những thay đổi chính đáng được đưa vào chẳng những không làm phương hại đến sự hợp nhất của dân Thiên Chúa mà còn luôn luôn phụ trợ nữa.

“Usus recognitionem a Sede Apostolica impetrandi pro omnibus textuum liturgicorum [56] necessariam praestat securitatem, significantem translationem esse authenticam et cum textibus originalibus convenire, et verum vinculum exprimit atque efficit communionis inter beati Petri successorem et fratres in Episcopatu. Quae insuper recognitio non est tantum formalitas quaedam, sed actus potestatis regiminis, absolute necessarius (quo absente, actus Conferentiae Episcoporum vi legis minime gaudet) et quo imponi possunt modificationes, etiam substantiales. [57] Quapropter nullos textus liturgicos translatos aut recenter compositos typis imprimi licet quibus celebrantes aut generatim populus utantur, si recognitio deest. Cum semper oporteat ut lex orandi cum lege credendi concordet ac idem christiani populi manifestet atque corroboret, translationes liturgicae Deo dignae esse non poterunt nisi ubertatem doctrinae catholicae de textu originali in versionem vulgarem fideliter transferant, ita ut sermo sacer accommodetur ad rem dogmaticam, quam continet. [58] Observandum insuper est principium, juxta quod unaquaeque Ecclesia particularis cum Ecclesia universali concordare, debet non solum quoad fidei doctrinam et signa sacramentalia, sed etiam quoad usus universaliter acceptos ab apostolica et continua traditione ; [59] ideoque Apostolicae Sedis debita recognitio spectat ad invigilandum, ut translationes ipsae, necnon legitime quaedam varietates in eas inductae, nedum populi Dei unitati noceant, ei potius semper inserviant.(LA 80)

Sự chuẩn nhận do Tòa thánh ban trong ấn bản, phải được chỉ rõ qua câu “concordat cum originali” (hợp với bản gốc) kèm theo chữ ký của Chủ tịch Ủy Ban Phụng Tự của Hội Đồng Giám Mục, rồi chữ “imprimatur” (được in) của Chủ tịch Hội Đồng đó ký nhận. Ngoài ra, hai bản của bất cứ ấn bản nào cũng phải được gửi về Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích.

“Recognitio ab Apostolica Sede concessa in editione typis excussa indicari debet una cum sententia “concordat cum originali”, cui Praeses Commissionis liturgicae Conferentiae Episcoporum subscripserit nec sine vocabulo “imprimatur”, a Praeside ejusdem Conferentiae subnotato.(LA 81) [61]. Praeterea duo exemplaria cujusvis typis impressae mittantur ad Congregationem de Cultu Divino et Disciplina Sacramentorum. [62] (LA 81)

Bất cứ sự thay đổi nào trong sách phụng vụ được Hội Đồng phê chuẩn với sự chuẩn nhận của Tòa thánh, nhằm chọn lựa các bản văn lấy trong các sách phụng vụ đã in, hay thay đổi cách xếp đặt các bản văn, phải tiến hành theo cách thế đã trình bày ở trên, được qui định trong số 79 cũng như theo các chỉ định được trình bày trong số 22. Bất kỳ cách xếp đặt nào khác trong những trường hợp đặc biệt, chỉ được thi hành, nếu đã được các Qui định của Hội Đồng Giám Mục ưng y, hay luật tương đồng của Tòa thánh phê chuẩn.

“Quaevis mutatio in libro liturgico, a Conferentia Episcoporum jam approbato cum subsecuta recognitione Apostolicae Sedis, spectans ad selectionem textuum, fieri debet secundum modum procedendo, supra n.79 statutum, ratione etiam habita praescriptionum supra ad n.22 expositarum. Quaelibet alia ratio procedendi in peculiaribus rerum adjunctis adhiberi potest solummodo, si per Statuta Conferentiae Episcoporum aut per aequalem legislationem, a Sede Apostolica approbatam, ea sint sancita. [63]

Xem đấy đủ biết công việc phiên dịch các sách phụng vụ phải tiến hành thận trọng như thế nào, cả về phía người dịch lẫn cơ quan phê chuẩn và chuẩn nhận. Do vậy, công việc này đòi buộc các bên liên hệ phải hết sức lưu tâm và thi hành với sự đắn đo cân nhắc, cũng như khả năng chuyên môn tương ứng.

Saigon, ngày 14 tháng 07 năm 2006                   

  Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế OP.

Mục lục

 

 

 

HƯỚNG DẪN ĐỌC KINH THÁNH  :

 

Cựu Ước

 

 

 

Bài 6

 

 

MỘT NGÀN NĂM LỊCH SỬ

HAY LÀ

NHỮNG GIAI ĐOẠN LỚN CỦA ISRAEL

 

 

 

 I. VƯƠNG QUC CA ĐAVÍT-SALOMON

 

Khong năm 1000, Đavít chiếm Giêrusalem và đt nó làm th đô ca mt vương quc quy t các chi tc c phía Nam ln phía Bc. Sau đó con ông là Salômon sp xếp vương quc y.

Thế là có mt lãnh th, mt vua và mt Đền th nơi Thiên Chúa hin din gia dân Ngài.

Đó cũng là lúc bt đu sinh hot văn chương. Người ta khi s viết ra nhng k nim quá kh : xut hành (biến c gii phóng khi Ai cp) tr thành kinh nghim nn tng giúp người ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng gii phóng, Đấng cu đ ; người ta cũng viết chuyn các t ph (Abraham, Isaac...) đ chng minh rng li Thiên Chúa ha vi Abraham được Đavít thc hin. Người ta còn truy đến tn lúc khi nguyên thế gii : nhm cho thy rng Thiên Chúa không ch mun cho mt dân tc mà còn cho c nhân loi được t do.

 

 II. HAI VƯƠNG QUC : GIUĐA VÀ ISRAEL

 

 Sau khi Salômon băng hà, năm 933, vương quc chia thành hai : phía Nam là vương quc Giuđa vi th đô là Giêrusalem, phía Bc là Israel vi th đô là Samaria.

Giuđa vn trung thành vi triu đi Đavít. Vua được coi là người bo v s thng nht ca nước và là đi din cho c nước trước mt Thiên Chúa, Đấng gia dân Ngài trong đn th. Nhng truyn thng được bt đu viết t thi Đavít-Salomon dn dn tr thành "Lch s thánh ca Giuđa". Đó cũng là thi rao ging ca các ngôn s Isaia và Mikha.

Israel thì dt khoát hn vi triu Đavít. Israel, v mt tôn giáo, vua không đưọc coi trng bng. Chính ngôn s là người có vai trò tập hợp dân và duy trì đức tin của dân, một đức tin bị đe dọa bởi việc tiếp xúc với tín ngưỡng Canaan thờ những thần Baal. Ở Israel, những truyền thống được bắt đầu viết từ thời Đavít-Salomon dần dần trở thành "Lịch sử thánh của Bắc quốc". Những ngôn sứ rao giảng thời đó là Amos và Hôsê.

Nhiều sưu tập lề luật được thực hiện ở Bắc quốc, sau đó được soạn lại ở Giuđa và trở thành quyển Đệ nhị luật .

Năm 721 vương quốc Israel bị quân Assyria tàn phá.

Năm 587 dân vương quốc Giuđa bị bắt đi đày sang Babylone.

 

 III. LƯU ĐÀY Ở BABILONE

 

 Trong vòng nữa thế kỷ, dân phải sống lưu đày. Họ đã bị mất tất cả : lãnh thổ, vua ; phải chăng đức tin vào Thiên Chúa cũng bị mất luôn ? Các ngôn sứ như Êdêkien và một môn đệ của Isaia cố gắng hồi sinh niềm trông cậy của dân ; phần các tư tế thì dạy dân đọc lại những truyền thống của mình để tìm hiểu ý nghĩa của khổ đau hiện tại. Những việc ấy dẫn đến "Lịch sử thánh tư tế".

 

 IV. DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA BATƯ

 

Năm 538 vua Cyrus của Batư phóng thích dân Do thái. Họ hồi hương về Palestina. Họ đã được thanh luyện qua cuộc lưu đày và trở về quê hương sống một cuộc đời nghèo nàn.

Trong vòng 5 thế kỷ trước, dân đã nhiều lần đọc lịch sử của mình để tìm ra ý nghĩa và cậy trông mỗi tình huống lịch sử. Một người tên là Ét-ra, vừa là tư tế vừa là ký lục, đã gom 3 "lịch sử thánh" và

quyển "Đệ nhị luật" lại thành một bộ sách duy nhất, gọi là Sách Luật .

Ngoài ra, suy tư của các Hiền sĩ đã bắt đầu có từ thời Salomon và cả trước đó nữa, dần dần đưa tới những tuyệt tác như Gióp, Châm ngôn, Tôbia...

 

 V. DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA HY LẠP RỒI RÔMA

 

 Năm 333 vua Alexandre của Hylạp chiếm trọn vùng Trung Đông, đem vào đấy văn hóa và ngôn ngữ Hy lạp.

Năm 167 một kẻ kế vị Alexandre là vua Atiochus ép dân Do thái phải từ bỏ đức tin của họ, nếu không thì bị xử tử. Đó là thời nhiều người chịu tử đạo, và cũng là thời của nhà Macabê. Dân tìm lại được tự do năm 164. Hoàn cảnh thời đó trở thành đề tài suy tư của các tác giả những sách khải huyền : họ mong đợi lúc tận cùng thời gian và khi đó Thiên Chúa sẽ ra tay can thiệp.

Năm 63, đế quốc Rôma chiếm vùng Trung Đông. Vua Hêrôđê cai trị từ năm 40 đến năm 4 trước cn.

 

 

CHƯƠNG I

 

BIẾN CỐ XUẤT HÀNH

 

 

Bây giờ chúng ta lên đường tham quan cựu ước : chúng ta sẽ đi xem những giai đọan chính yếu của lịch sử Israel để coi họ đã diễn tả đức tin của mình qua dòng lịch sử ấy như thế nào. Thế nhưng, khi đi đến một xứ lạ thì trước khi lên xe cũng phải dừng lại một chút để xem trước lộ trình sẽ đi, để tìm hiểu phong tục tập quán của người dân xứ ấy... Vậy, trước khi bắt đầu chuyến tham quan Cựu ước, chúng ta cũng hãy tạm dừng trên một đoạn sách Xuất hành, việc này rất hữu ích giúp ta dễ khám phá thêm nhiều điều về sau.

Trước hết chúng ta sẽ làm quen với việc đọc và việc nghiên cứu những bản văn . Có vẻ hơi rắc rối, nhưng đừng sợ, dần dần sẽ sáng tỏ thôi.

Chúng ta cũng sẽ làm quen với các văn thể , tức là những cách viết khác nhau về những sự việc như nhau, bởi vì viết cho một người bạn thì khác, mà viết cho một ông thầy lại khác.

Chúng ta sẽ thấy rằng những bản văn hiện thời như chúng ta đọc trong sách thánh kinh có một lịch sử rất dài : chúng đã được soạn từ những tài liệu có trước. Bởi đó mà chúng ta phải dùng một lộ trình hơi ngoằn ngoèo.

Bài nghiên cứu này sẽ không hoàn toàn là tri thức. Chúng ta sẽ khám phá rằng biến cố Xuất hành là biến cố thành lập dân Israel. Sau này Israel sẽ luôn gợi lại biến cố ấy, suy gẫm biến cố ấy để tìm ra ý nghĩa và hy vọng cho tương lai họ.

 

 

 

POUR LIRE L’ANCIEN TESTAMENT

 

Nxb Les Éditions du Cerf, Paris, 1990

 

 Lm Carôlô HỒ BẶC XÁI chuyển dịch

 Đại Chủng Viện Thánh Quý

 

Mục lục

 

Text Box: TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH 
 

 

 


 

NHỮNG GÌ TUỔI THANH THIẾU NIÊN QUAN TÂM VÀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA PHỤ HUYNH

                                   

           

Cái tôi: là vấn đề tối ư quan trọng cảu giai đoạn này. Trong đầu trẻ thường có những câu hỏi: Tôi là ai? Chúng biết những gì mình muốn và cũng biết những già mình không muốn trở nên.chống đối là một hình thức khửng định cái Tôi, và đôi khi trẻ cũng đi quá trớn, đó là tìm cách làm ngược lại ý cha mẹ.

            Thanh thiếu niên có nhiều vấn đề, nhiều thay đổi mà giai đoạn này lại ngắn. Những người xung quanh thường mô tả các em ở tuổi này với  nhiều khuyết điểm, nên con em lại thấy mình quá khiếm khuyết, vì thế con em vẫn cần chúng ta giúp đỡ, nhưng với thái độ tế nhị và nhẹ nhàng.

            Chúng ta cần cẩn trọng trong việc nói chuyện và trao đổi, đối thoại với con em TTN, nhất là chấp nhận sự bất an và bất mãn của trẻ như là tiến trình của việc lớn lên. Không quan trọng hoá.

            Tuổi TTN là giai đoạn nhiều tự vấn, nhiều ngờ vực, mâu thuẩn và nhiều khổ đau nữa. Vừa khắc khoải về bản thân, lại vừa quan tâm đến xã hội… thời kỳ tính khí bất nhất hay thay đổi, khó hiểu…

            Xin phụ huynh đừng quá chú trọng những điều vừa nêu nơi trẻ và đặt những câu hỏi tại sao con thế nọ, thế kia… đúng là TTN đang bị giằng co với những ý nghĩ và cảm xúc mâu thuẩn, những thôi thúc nghịch lý và vô lý!

            Những cảm nghiệm của tuổi TTN khó nói thành lời và xác định rõ nét. Xin phụ huynh khoan dung với những bất an của trẻ emva chấp nhận sự chống đối đó, và tốt hơn là không xâm lấn vào đời tư của chúng.

            Tuổi TTN cũng hay bị ám ảnh bởi sự mong manh của cuộc sống và cái chết. Có những em hay bị hoảng sợ hoặc bị dày vò bởi những nỗi lo âu ngờ vực không căn cứ. Tuổi này chưa biết giá trị cuộc sống, chúng xem thường cuộc sống, nên nếu không có gì vừa lòng, bất mãn hay khổ đau, áp bức… tuổi này thường tìm đến cái chết một cách dễ dàng. Xin phụ huynh cẩn trọng, không tạo cho con em sự bất xúc hay bất mãn… Hậu quả hành vi tuổi này thật khó lường! Và cũng xin phụ huynh đặc biệt chú ý đến trẻ nam về vấn đề này. Theo nghiên cứu, số tuổi thanh thiếu niên tự tử rất lớn, và nam giới gấp 5 lần nữ giới.

            Sau đây là một số điều xin phụ huynh để ý:

            Quá nhiệt tình tỏ ra hiểu biết con em

Các em thường cho vấn đề của mình là quan trọng, là độc nhất và riêng tư, vì thế nếu phụ huynh tỏ ra biết vấn đề của chúng quá cũng dễ làm cho các em chạm tự ái, jhos chịu… Nhất là thái độ coi thường những cảm xúc và kinh nghiệm của chúng, xem đó là việc đơn giản, dễ hiểu…

            Chấp nhận không có nghĩa là đồng ý, tán đồng:

            Tuổi TTN có hành ngàn cách để phản kháng. Chúng ta cần có thái độ rõ ràng cảm thông và đồng ý. Chấp nhận sự việc, thực tế, nhưng không tán đồng việc sai trái của con em.

            Xin phụ huynh ý thức rằng Chống lại TTN cũng như chống lại dòng nước rút của thuỷ triều, Ví như khi gặp dòng nước xoáy thì chúng ta không vùng vẫy vì biết rằng thả nỗi để thuỷ triều mang mình đi cho đến khi chân bám được vào một chỗ nào đó thì an toàn và đỡ vất vả.

            Cha mẹ các em tuổi TTN cùng phải trôi đi cùng cuộc sống, tỉnh táo để biết khi nào là cơ hội an toàn để trao đổi với chúng.

            TTN chờ đợi người lớn phải là người lớn, phải khác chúng nếu bắt chước thì sẽ tự đặt mình ở tư thế đối lập

            Tránh luôn sửa sai và đòi hỏi sự toàn hảo

            Rút kinh nghiệm bất toàn của bản thân, phụ huynh lại muốn cho con em mình tốt hơn, tuyệt vời hơn, nên hay đòi hởi, dạy vẽ, sửa sai con em, có khi còn áp đặt nữa. Hoặc có thái độ vạch lá tìm sâu, chú ý đến những khuyết điểm rất nhỏ nhặt của chúng. Lắm lúc phụ huynh quá nhiệt tình, quá lo lẵng và quá thương con. Chính những cái “quá” đó có thể giết chết mối giao hảo thân thiện, tạo sự xa cách và gây cho các em mặc cảm. Chú ý đến khuyết điểm thì chẳng khác nào phụ huynh cứ rọi đèn pha trên điểm yếu của chúng, làm trẻ bị ám ảnh rằng mình không ra gì. Hoặc cứ nghĩ về chúng, hay phải đối diện với những sự trần trụi quá của mình, nên có khi trẻ muốn nhăm mắt lại không muốn nhìn.

            Dừng lại trên lỗi lầm có ích gì? Hay phải thú nhận nhược điểm của mình trước người khác làm trẻ phản ứng chống lại. Việc cần là chúng ta:

            Giúp con em giải quyết những hoảng sợ, nếu đó thật sự là những lỗi lầm hiển nhiên, và rồi giải thích để rút kinh nghiệm hay tìm cách sửa sai.

            Tránh chế nhạo những khuyết điểm của con em

            Tuổi nàu đầy dẫy những khuyến khuyết nhưng lại rất nhạy cảm và dễ chạm tự ái. Những sự chọc ghẹo vì thương yêu như: Nhóc, lùn, nhí, ù… đó là những nhãn hiệu mà các em phải chịu đựng cách khổ sở dù bên ngời không tỏ thái độ gì, có khi điều này tạo cho trẻ mặc cảm, một vết thương chẳng lành bao giờ!

            Đừng coi các em là nhỏ và nhắc lại chuyện đời xưa còn bé… như tiểu dầm… chúng muốn được xem là người lớn. Làm sao để:

            Tất cả những lời của phụ huynh: khen, chê, thưởng, phạt… đều phải hướng tới một người sắp trưởng thành chứ không phải trở lui thuở con nít.

            Tránh tạo sự lệ thuộc

            Khi phải lệ thuộc quá nhiều, con em sẽ phản ứng bằng thái độ bất tuân, thù nghịch. Tuổi này khao khát đọc lập rất cao. Càng được tôn trọng sự tự lập bao nhiêu, trẻ càng ít phản kháng cha mẹ bấy nhiêu. Cố gắng để đừng quyen thuộc quá nhiều vào cuộc sống của chúng, làm sao giúp con em suy nghĩ và tự chọn, như thế là giúp trẻ mnag trách nhiệm dần dần về đời mình. Phụ huynh nhắc nhở nhẹ nhàng và thêm chút hài hước sẽ khuyến khích trẻ độc lập. được sự đồng tình và gợi ý khuyến khích của cha mẹ TTn rất an tâm để khẳng định mình.

            Không vội uốn nắn sai lầm

            TTN thường tỏ ra ương ngạnh, khó dạy, không khuất phục, nhất là khi phụ huynh dạy dỗ có tính mỉa mai châm biếm. Nếu cứ chứng minh mình đúng phụ huynh chẳng thuyết phục được trẻ, mà càng làm cho chúng bịt tai thêm thôi.

            Nói lên sự thật không đúng lúc có khi tạo nên sự cắt đứt quan hệ. Cẩn trọng trong sửa sai và luôn có sự tự chủ và tính cảm thông đi kèm.

            Tránh xâm phạm sự riêng tư

            Khi cung cấp cho con em bầu khí riêng tư là bày tỏ sự tôn trọng chúng, giúp chúng tự lực. Trẻ sẽ rất tức giận khi bị nghe lén điện thoại hay đọc thư. Chúng sẽ cảm thấy bị xúc phạm và lừa dối. Một bạn nam và một bạn nữ đã chia sẽ.

            “Em sẽ kiện mẹ em ra toà vì đã dùng sai quyền phụ huynh vì mẹ em đã mở khoá hộc tủ em và đọc lén nhật ký của em”

            “Mẹ đã vào phòng lục lọi ngăn tủ của em rồi giải thích là mẹ không chịu được sự bừa bãi. Em đã cố tình bày bừa ra ngay sau khi mẹ dọn thế mà mẹ không hiểu”

            Một số lại than phiền cha mẹ quá can thiệp vào các mối giao tiếp của em. Không thể có bầu khí tôn trọng khi sự riêng tư bị xâm phạm. Làm sao để “đứng bên nhau nhưng không quá gần nhau”. Quan tâm đến nhau nhưng đừng quên là mỗi người đều thuộc về chính mình thôi

            Tránh thuyết giảng dài dòng  : Nhất là tránh nói “hồi bằng tuổi con…” Để giúp con tốt hơn là cố tìm hiểu và đồng cảm với những khó khăn của chúng chứ không làm chúng bối rối hay lo sợ, giận dữ…

            “Mẹ không biết đối thoại, mẹ lúc nào cũng thuyết trình, mẹ có khả năng biến một ý tưởng đơn giản thành một bản tra vấn phức tạp nhất. Em hỏi mộtcâu đơn giản thì mẹ tuôn ra một tràng giải thích lê thê. Em đành phải tránh mẹ thôi”

            Những em khác bộc lộ

            “Ba em không thể nào gần gũi mọi người được. Lối nói chuyện của ba không bao giờ thẳng thắn, trực tiếp, cụ thể mà chỉ có vơ đũa cả nắm, cá mè một lứa, trước tiên ba chỉ trích, và sau đó là dửng dưng…”

            “Ba em rất nhạy bén với thời tiết mà không nhạy bén với cảm xúc… ba hoàn toàn không quan tâm đến thái độ, tính khí, tình cảm của chúng em… Ba không hiểu được những ẩn ý sau lời tụi em nói… Ba có thể nói hàng giờ mà không ý thức là chả còn ai nghe ba hết…”

            Tránh”chụp mũ” và nói điều tiêu cực khi muốn tiêu cực

            Có những phụ huynh xem trẻ như cây cỏ, như bị điếc, và xets đoán quá khứ, tương đoán tương lai tiêu cực cách công khai và thường vô tình, những “lời tiên tri” của phụ huynh đã ăn sâu vào tâm trí, nhiều trẻ bị ám ảnh bởi những lời đó. “mày chẳng làm được gì, lớn lên chắc chỉ ăn bám mà thôi”, “hư như con thì ai muốn cưới con chứ! Chắc sẽ ở vậy suốt đời…” Những chiếc mũ được chụp lên đầu trẻ rất nguy hiểm. Thông thường, con em có khuynh hướng sống đung theo vai trò mà cha mẹ đã sắm cho chúng. Nhiều trẻ đã phàn nàn là cha mẹ đưa các em vào thế bí.

            “Mẹ trách móc đủ điều và sau đó lại nói: Mẹ sẽ lại phí lời, phí hơi với con thôi. Con sẽ chẳng học gì được đâu…”

            Những thông điệp mâu thuẩn của phụ huynh

Trẻ chịu đựng không ít những mâu thuẩn của người lớn. Vừa cho đi chơi vừa lại nói đến sự chờ đợi … để trẻ tiến thoái lưởng nam … tốt hơn phụ huynh cần có thông điệp rõ ràng, hoặc cấm hoặc cho phép, hoặc phân tích rồi để các em chọn.

            Bị ám ảnh bởi tương lai

            Nhiều phụ huynh quá lo lắng sợ hải về tương lai của con “mẹ sợ lớn lên con sẽ khổ vì con vụng về quá…” “ai mà mướn những người như con, lười qua thì ngheo suốt đời đó!”

            Suy diễn như trên đêm lại hậu quả gì?

            Tốt hơn là phụ huynh giúp trẻ chuẩn bị, có sức mạnh để đối phó với những tình hướng có thể gặp trên đời.

 

                        Nt. M.Thécla Trần Thị Giồng - Dòng Đức Bà

Tiến sĩ Tư vấn Tâm Lý

Mục lục

 

 

 KHI NGƯỜI CHỒNG THẤT NGHIỆP

 

Đã có thi người ta tránh nói đến hai ch “tht nghip”. Tuy vy hin nay vic tht nghip hay mt vic làm đã không còn là điu gì xa l na. Khi mt người ph n mà người chng vn đi làm bình thường thì gia đình cũng ch gp nhng khó khăn nht đnh, không hiếm người chng còn mun người v thôi vic đ chăm sóc gia đình. Nhưng khi người đàn ông, người được coi là “tr ct gia đình” mà mt vic, bu không khí nng n s bao trùm lên ngôi nhà …

 

 1. Không ch là vn đ kinh tế!

 

 Đã đành khi mt người mt vic thì thu nhp ca gia đình s gim sút, kinh tế tr nên eo hp, đi sng khó khăn. Song điu ln hơn đi vi người đàn ông khi mt vic là vn đ ht hng tâm lý. T nhiên anh ta mt đi cái vai trò “tr ct”, anh ta s cm thy mình là người vô tích s, ăn bám v con. Mt người ph n được chng nuôi có khi li t hào, nhưng không my người đàn ông thích được v nuôi. Anh LVQ tâm s: “Không kh gì bng khi minh thành gánh nng cho v con. Mình không làm ra tin thì không ch v, mà ngay c con nó cũng coi thường”. Có người đàn ông b mt vic, nhưng anh ta li không dám thú nhn điu y vi v con, hng ngày cũng gi v đi làm đu đn, cui tháng mượn tm bn bè vài trăm ngàn v đưa cho v đ v con tưởng là “b vn có lương”. Có ông trước đây còn giúp v con vic nhà vui v, t ngày tht nghip nm nhà li sinh ra tính lười, không mun nhúng tay vào vic gì vì cm thy mình chăm làm vic nhà hóa ra thành Oshin cho v. Đó là tâm lý t bo v danh d ca đàn ông.

 

Không ch đi vi v con, mà vi bn bè anh ta cũng ngi gp. Anh TN, người rơi vào trường hp mt năm có đến tám tháng ngi không – cho biết: “Đi đâu cũng ngi, ngi vi bn bè thì chúng nó nói chuyn công vic, mình li chán. Hơn na, đã đàn ông gp nhau là phi cc bia, ly cà phê. Chng l mình c đ bn bè tr tin mãi coi sao được. Mà xin tin v li càng kh hơn!” Đấy là tâm trng ca người đàn ông. Còn người ph n không phi ai cũng hiu và thông cm vi ni kh này ca chng mình. Vic nhc nh chuyn tiêu pha, than th vi bn bè v s khn khó ca mình, vic nói cnh nói khóe con cái, vic khen chng người khác gii giang trước mt chng mình là nhng mũi tên đc làm người đàn ông ngã qu. Không ít trường hp người đàn ông va vào t nn xã hi chính vào thi k khng hong tinh thn này. Người thì do “nhàn cư vi bt thin”, k thì do “đói ăn vng, túng làm liu”. Nhiu người vì mun mau chóng thoát ra khi tình cnh này mà dám làm nhng điu mà trước đó anh ta chưa bao gi nghĩ đến …

 

 2. Làm gì khi mt vic?

 

 Tr nhng người đàn ông lười biếng, còn hu hết không người đàn ông nào mun “ăn không ngi ri”. Mt vic là điu không hn t lý do ch quan, không hn do anh ta hèn kém. Tình yêu thương ca người v đi vi người chng thế nào là th hin rõ nht lúc này ch không phi ch lúc anh y mang v “mt cc tin”. Hãy đng viên chng, khéo léo tránh nhng điu d làm anh ta t ái, nhc li công lao ca chng vi gia đình trong nhng ngày anh y đi làm, nói vi chng rng: “vic này ch là tm thi, ri đây s có nhiu nơi cn tuyn lao đng, hãy an tâm ch đi”.

 

Còn bn thân người đàn ông, đng  vì t ái mà có nhng suy nghĩ hay cách đi x không đúng mc. Hãy bình tĩnh suy nghĩ đến lý do mt vic đ rút ra kinh nghim ln sau. Hãy tn dng các mi quan h bè bn, người thân quen đ tìm vic làm mi. Nếu cn thiết hãy chp nhn làm mt công vic gì đó lương thin, va sc, phù hp vi năng lc ca mình đ có thu nhp và ch mt nơi làm vic khác.

 

Mt vic là mt cú sc ln trong cuc sng gia đình, đng thi nó cũng là thước đo “tình yêu” ca v chng và đ bn vng ca mi gia đình. Hãy biết chp nhn ri ro và cùng chung vai gánh vác, cùng nhau tháo g khó khăn đ sm n đnh cuc sng!

 

 

Text Box: ĐỌC SÁCH 
Phm Nguyên

 

Mục lục

 

 

 

TẤM HÌNH CỦA MẸ

 

 

- Con ạ! Anh em chúng con chỉ có mấy đứa. Đất khách quê người, con để ít giờ cuối tuần mà thăm nhau. Con đừng đi làm ngày Chúa Nhật nữa.

Lời khuyên không làm đứa con gái xuôi lòng.

Sống xa cộng đoàn người Việt, mãi vùng xứ lạnh Bắc Âu. Tâm tư bà thường nhớ về quê cũ. Mảnh vườn xưa. Dăm ba tầu chuối trưa hè. Nhưng con bà đã gần như người Âu. Đối với bà, tiếng chuông nhà thờ còn là nỗi nhớ người, nhớ cảnh. Nhưng những đứa con lớn lên ở đây, chúng không có kỷ niệm những tối trăng sao vằng vặc, tiếng ếch kêu trong đêm mưa. Bởi đó, những lời khuyên như trên của bà chỉ là ước mơ hững hờ.

Ngày bà chết. Người con gái năm xưa để tấm hình bà trên tủ thờ tổ tiên. Người con gái năm xưa ấy bây giờ đã có một lũ con. Chúng lớn mau không ngờ. Nếu bà còn sống, nay chúng là lũ cháu của bà. Giống như bài luận văn ngày cũ: Cứ tối tối ngoại quây quần kể chuyện cổ tích cho các cháu nghe. Người con gái năm xưa ấy kể:

- Mỗi lần nhìn tấm hình của mẹ. Lòng tôi se sắt một tiếng thương và một nỗi nhớ.

Đã bao năm về trước, bà đã một lần nói với đứa con gái lớn: “Con ạ! Anh em chúng con chỉ có mấy đứa. Đất khách quê người, con để ít giờ cuối tuần mà thăm nhau. Con đừng đi làm ngày Chúa Nhật nữa”. Đứa con gái không nghe lời.

Lời khuyên có vẻ dễ dàng, nhưng đời có những chuyện chưa kịp nghĩ tới. Lời bà khuyên con gái, không ngờ một ngày kia trở về với chính bà.

Câu chuyện là bà có cửa tiệm bán quần áo, chung với một người đồng hương. Sau những ngày làm ăn, nghi ngờ nhau. Bà đánh dấu mực vào cổ áo. Hôm sau người partner đến bán đi, không muốn chia lời, người này lấy áo mới thay vào. Giả bộ cứ như là đến phiên mình bán, không bán được bao nhiêu.

Hai bên đưa nhau ra tòa, hết tình hết nghĩa, cửa tiệm bán quần áo không còn.

Bà kiếm một việc mới: Bán chợ phiên ngày Chúa Nhật. Thế là lời khuyên con gái năm xưa trở thành lời khuyên chính mình. Chỉ cần một buổi chợ phiên Chúa Nhật, bà kiếm mấy trăm đô la. Câu chuyện “bình an” cho đến một ngày. Người con gái năm xưa, có chuyện giữa mẹ con, nói với bà:

- Ngày xưa mẹ bảo con đừng đi làm ngày Chúa Nhật, bây giờ thì…

Người con gái không nói hết câu. Nhưng ý phải hiểu: “Bây giờ thấy tiền thì mẹ cũng làm ngày Chúa Nhật như con thôi”.

Đi làm ngày Chúa Nhật có tội hay không?

Đôi lúc bà cũng phân vân. Nhưng nỗi trăn trở nhất trong tâm hồn bà là tấm ảnh người mẹ sau khi chết. Bà biết nếu ngày nào bà chết trước người con gái. Con bà sẽ để hình bà trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh chồng bà. Mỗi lần đến thăm nhà đứa con gái, bà âm thầm nhìn lên tấm ảnh đen trắng, chồng bà. Tấm ảnh đứa con đã để trên bàn thờ tổ tiên. Ảnh bố nó. Bà lại như thở nhẹ một nghĩ ngợi, chắc nó cũng để hình bà ở góc kia, trên điện thờ ngày bà chết. Bà kín đáo nhìn tấm ảnh vô hình của bà. Bà hình dung ánh mắt bà trong tấm ảnh đang nhìn xuống.

Vào một đêm không ngờ. Đêm đen của đất trời, nhưng sáng trong linh hồn. Trong đêm đó, thinh lặng, các con yên ngủ, trước tượng Chúa. Người mẹ đau khổ lâm râm cầu nguyện:

- Lạy Chúa,

Xin giúp con, con đã một lần khuyên con gái đừng đi làm ngày Chúa Nhật, dành thời gian cho anh em, cho chồng, cho các con. Nhưng nay thì con lại đi làm. Ngày con chết đi, mỗi khi nhìn ảnh con trên điện thờ, chắc con của con sẽ đau khổ vì có người mẹ như thế, chỉ biết khuyên con mà không dám sống lời mình khuyên. Nhìn ảnh con chắc nó cũng thương một người mẹ. Nhưng chắc nó cũng đau vì có người mẹ như thế. Con muốn ngày nào con chết đi, nhìn ảnh con trên bàn thờ vào những ngày giỗ kỵ, nó dám nói với các con của nó là: Các con nhìn cuộc đời ngoại của các con, ngày còn sống, ngoại chúng con dám sống cuộc đời can đảm như thế.

Lạy Chúa, cuộc đời con còn được bao lâu. Con muốn để lại tấm ảnh thờ không phải chỉ cho đứa con gái mà còn cho các cháu của con nữa.

Đêm đó tĩnh mịch. Căn phòng ngủ im như tờ. Se sẽ tiếng thở của lòng người mẹ thương con, thương cháu. Bà im lặng khấn vái trước tượng Chúa, cầu nguyện cho tương lai con cháu. Một đêm rất đỗi không ngờ. Im lặng trong lòng bà thôi, mà lời kinh thấu đến trời cao.

Rồi một ngày, bà bỏ chợ phiên. Bà bỏ những sáng Chúa Nhật đi buôn.

Người con gái bà sau này kể tiếp.

- Một hôm tôi hỏi mẹ. Tại sao mẹ không đi làm ngày Chúa Nhật nữa? Mỗi buổi chợ phiên mẹ kiếm mấy trăm đô la cơ mà! Mẹ tôi không trả lời. Tôi tiếc là bà bỏ mất mấy trăm đô la.

Hôm nay mẹ tôi không còn. Chỉ còn tấm hình bà trên bàn thờ tổ tiên.

Một tối thinh lặng. Các con tôi đã ngủ. Một mình ngồi nhìn ảnh mẹ. Bây giờ làm mẹ mới hiểu những đoạn đời mà một người mẹ đi qua. Người ta bảo có qua cầu mới hay. Nhìn các con tôi ngủ, chúng đang lớn dần. Lo cho con, bấy giờ mới thấm thía những ngày mẹ tôi lo cho tôi. Ảnh mẹ trên bàn thờ tổ tiên. Hương khói không có. Trong căn nhà tôi ra vào hàng ngày. Ảnh mẹ tôi âm thầm treo đó. Im lặng. Nhưng đêm nay. Nhớ về kỷ niệm năm xưa. Tôi nhìn mẹ lại hỏi: “Tại sao mẹ không đi làm ngày Chúa Nhật nữa? Mỗi buổi chợ phiên mẹ kiếm mấy trăm đô la cơ mà!”

Và hôm nay, lạ thật, trong ánh mắt chịu đựng của mẹ. Mẹ tôi trong tấm hình kia âm thầm trả lời.

- Mẹ biết có ngày con đặt ảnh mẹ trên bàn thờ cạnh hình ba con. Con sẽ đau khổ khi đến ngày giỗ mẹ. Con nhìn ảnh thấy mẹ rồi nói: “Ngày xưa bà này bảo tôi đừng đi làm ngày Chúa Nhật, thấy tiền thì bà cũng như tôi”. Con thương mẹ, nhưng nghĩ đến lời khuyên và lối sống của mẹ như thế. Con sẽ khổ đau, không vui.

Bỗng quá lạ. Tôi thấy tấm ảnh mẹ tôi như sáng lên. Âm thầm mà mạnh mẽ vô cùng. Các con tôi vẫn ngủ. Chúng không biết hôm nay ngày giỗ ngoại chúng. Tôi một mình ngồi trước ảnh mẹ. Ảnh mẹ lại như nói với tôi:

- Mẹ biết có ngày con đặt ảnh mẹ trên bàn thờ cạnh hình ba con. Đến ngày giỗ kỵ. Nếu con có thắp nén hương cho mẹ, con sẽ vui vì mẹ đã dám sống những gì mẹ khuyên con. Biết đâu con cái của con khó dạy, con có thể nói với chúng rằng: Nhìn ảnh ngoại chúng con đây. Ngày còn sống, ngoại đã dám sống một đời can đảm như thế.

Tôi chợt ứa nước mắt. Hình ảnh năm xưa hiện về. Mẹ tôi đã can đảm bỏ làm ngày Chúa Nhật chỉ vì lời khuyên cho tôi. Nghĩ tới đó, tôi òa khóc hơn nữa. Mẹ tôi không chỉ muốn giáo dục tôi mà cả với các con của tôi.

Các con tôi vẫn ngủ. Chúng không biết tối nay, ngày giỗ ngoại chúng. Mẹ tôi đã có tấm ảnh để lại cho tôi. Mẹ tôi đã đi con đường của riêng mẹ. Còn tôi, khi chết, tôi có bức hình nào để lại cho các con tôi không.

 

Nguyễn Tầm Thường

Trích tập ĐƯỜNG ĐI MỘT MÌNH, mới xuất bản mùa Giáng Sinh 2005

 

Mục lục

 

 

 

Text Box: Trang Nhà Tin vui (website)  http://www.tinvui.org
Thư từ, ý kiến, và bài vở xin gửi  về  bantreconggiao@yahoo.com
Muốn nhận báo cũ và mới xinQuý Vị gửi về tinvuivietnam@gmail.com.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
?¶?